TẬP ĐỌC
NHỚ VIỆT BẮC
I. MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng
·Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: đỏ tươi, chuốt, rừng phách, đổ vàng,...
·Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.
·Biết đọc bài với giọng tha thiết, tình cảm.
2. Đọc hiểu
·Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Việt Bắc, đèo, dang, phách, ân tình, thuỷ chung, ...
·Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của rừng núi Tây Bắc, ca ngợi sự dũng cảm của người Tây Bắc khi đánh giặc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
·Bản đồ Việt Nam.
·Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
·Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
·Bảng phụ chép sẵn bài thơ để hướng dẫn học thuộc lòng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ (4 phút)
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Người liên lạc nhỏ.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
* Giới thiệu bài (1 phút ) - Trong suốt thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc và kháng chiến chống thực dân Pháp, các cán bộ cách mạng của ta đã ssoongs và chiến đấu ở chiến khu Việt Bắc, cùng đồng bào Việt bắc chia ngọt, sẻ bùi đưa kháng chiến đến thắng lợi năm 1954. (GV chỉ khu Việt Bắc trên bản đồ: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang). Năm 1955 Chính phủ và cán bộ trở về xuôi nhưng trong lòng không nguôi nỗi nhớ chiến khu, nhớ Việt Bắc. Trong hồn cảnh đó, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một đoạn trong bài thơnổi tiếng này. - Ghi tên bài lên bảng. * Hoạt động 1: Luyện đọc (30 phút) Mục tiêu - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: đỏ tươi, chuốt, rừng phách, đổ vàng,... - Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Việt Bắc, đèo, dang, phách, ân tình, thuỷ chung, ... Cách tiến hành a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu tồn bài một lượt với giọng tha thiết, tình cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, thể hiện sự tự hào ở đoạn cuối khi nói về người Tây Bắc đánh giặc giỏi.. b) HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trước lớp. Theo dõi HS đọc bài và nhắc HS ngắt nhịp cho đúng. - Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. - Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc bài lần 2 trước lớp, mỗi HS đọc một khổ. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ. * Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài (7 phút) Mục tiêu -HS trả lời được câu hỏi - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài thơ Cách tiến hành - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Trong bài thơ tác giả có sử dụng cách xưng hô rất thân thiết là "ta", "mình", em hãy cho biết "ta" chỉ ai, "mình" chi những ai ? - Hỏi : Khi về xuôi, người cán bộ nhớ nhữnggì ? - Khi về xuôi, người cán bộ đã nhắn nhủ với người Việt Bắc rằng "Ta về, ta nhớ những hoa cùng người", "hoa" trong lời nhắn nhủ này chính là cảnh rừng Việt Bắc. Vậy cảnh rừng Việt Bắc có gì đẹp? Hãy đọc thầm bài thơ và tìm những câu thơ nói nên vẻ đẹp của rừng Việt Bắc? - Giảng: Với 4 câu thơ, tác giả đã vẽ nên trước mắt chúng ta một bức tranh tuyệt đẹp về núi rừng Việt Bắc. Việt Bắc rực rỡ với nhiều màu sắc khác nhau như rừng xanh, hoa chuối đỏ, hoa mơ trắng, lá phách vàng. Việt Bắc cũng sôi nổi với tiếng ve nhưng cũng thật yên ả với ánh trăng thu. Cảnh Việt Bắc đẹp và người Việt Bắc thì đánh giặc thật giỏi. Em hãy tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc đánh giặc giỏi? - Nhớ người Việt Bắc tác giả không chỉ nhớ những ngày đánh giặc oanh liệt nhớ vẻ đẹp, nhớ những hoạt động thường ngày của người Việt Bắc. Em hãy tìm trong bài thơ những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc? - Hỏi : Qua những điều vừa tìm hiểu, bạn nào cho biết nội dung chính của bài thơ làgì ? - Hỏi : Tình cảm của tác giả đối với con người và cảnh rừng Việt Bắc nhưthế nào ? * Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ (6’)Mục tiêu - HS đọc thuộc bài thơ Cách tiến hành - GV yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh bài thơ. - Xốù dần bài thơ trên bảng và yêu cầu HS đọc sau mỗi lần xố. - Yêu cầu HS tự học thuộc lòng bài thơ, sau đó gọi một số HS đọc trước lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. * Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (4 phút) - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà học thuộc bài thơ, chuẩn bị bài sau. |
- Nghe GV giới thiệu bài. - HS nhắc lại đề. - Theo dõi GV đọc mẫu. - HS đọc đúng các từ cần chú ý phát âm đã nêu ở Mục tiêu. - Mỗi HS đọc 2 dòng, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV: - 2 HS đọc bài. Chú ý ngắt giọng đúng nhịp thơ : Ta về,/mình có nhớ ta/ Ta về,/ ta nhớ / những hoa cùng người.// Rừng xanh / hoa chuối đỏ tươi/ Đèo cao nắng ánh / dao cài thắt lưng.// Ngày xuân / mơ nở trắng rừng/ Nhớ người đan nón/chuốt từng sợi dang.// Nhớ khi / giặc đến / giặc lùng / Rừng cây núi đá / ta cùng đánh Tây.// - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. - 2 HS đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một khổ thơ trong nhóm. - 2 nhóm thi đọc tiếp nối. - Cả lớp đọc đồng thanh. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. - "Ta" trong bài thơ chính là tác giả, người sẽ về dưới xuôi, còn "mình" chỉ người Việt Bắc, người ở lại. - Khi về dưới xuôi, người cán bộ nhớ hoa, nhớ người Việt Bắc. - HS đọc thầm lại khổ thơ đầu và trả lời : Những câu thơ đó là: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi ; Ngày xuân mơ nở trắng rừng ; Ve kêu rừng phách đổ vàng ; Rừng thu trăng rọi hồ bình. - Nghe giảng và nghe câu hỏi, sau đó trả lời : Những câu thơ cho ta thấy Việt Bắc đấnh giặc giỏi là : Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây ; Núi giăng thành luỹ sắt dày ; Rừng che bộ đội rừng vây quân thù. - Những câu thơ cho thấy vẻ đẹp của người Việt Bắc là : Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng; Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang; Nhớ cô em gái hái măng một mình ; Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. - Nội dung chính của bài thơ là cho ta thấy cảnh Việt Bắc rất đẹp, người Việt Bắc cũng rất đẹp và đánh giặc giỏi. - Tác giả rất gắn bó, yêu thương, nhưỡng mộ cảnh vật và con người Việt Bắc. Khi về xuôi, tác giả rất nhớ Việt Bắc. - Cả lớp đọc đồng thanh. - Đọc bài theo yêu cầu, có thể đọc đồng thanh theo lớp, tổ, nhóm, hoặc đọc cá nhân. - 2 đến 3 HS đọc bài trước lớp, có thể đọc cả bài hoặc đọc một khổ trong bài |