Tập đọc
LUÔN NGHĨ ĐẾN MIỀN NAM
I/ Mục đích, yêu cầu
Ø Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
Ø HS đọc đúng các từ thường sai do tiếng đia phương. ngắt nhịp đúngcác câu văn trong bài. Đọc đúng giọng văn kể tự nhiên, cảm động, đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.
Ø Chú ý các từ ngữ: miền Nam, trăm năm, hai mươi mốt năm, năm năm, mệt nặng…(MB); chỉ sợ, trăm tuổi, hằng nghĩ, bảy mươi chín tuổi, mỉm cười, hóm hỉnh, tỉnh lại, vẫn hỏi, sắp thở hơi cuối cùng….
Ø Hiểu các từ ngữ trong bài: sợ Bác trăm tuổi, hóm hỉnh, ra đi mãi mãi,…
Ø Hiểu tình cảm bao la của Bác Hồ dành cho đồng bào miền Nam cũng như tình cảm kính yêu của đồng bào miến Nam đối với Bác.
II/ Chuẩn bị
Ø Ảnh MH bài học.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên |
Hoạt động học sinh |
1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: - GV kiểm tra bà “Cảnh đẹp non sông” - Nhận xét ghi điểm. 3/ Bài mới: a. Gtb: Giới thiệu. nội dung và yêu cầu bài - Ghi tựa lên bảng .“Luôn nghĩ đến miền Nam”. b. Luyện đọc: - Đọc mẫu lần 1: Giọng thong thả, nhẹ nhàng. - Hướng dẫn luyện đọc. - Hướng dẫn học sinh đọc từng câu cả bài và luyện phát âm từ khó. - Giáo viên nhận xét từng học sinh, uốn nắn kịp thời các lỗi phát âm theo phương ngữ. - Đọc đoạn và giải nghĩa từ: - Luyện đọc câu dài/ câu khó: - Đọc lại bài 1 lượt: Nối tiếp nhau theo đoạn đến hết bài.(2 nhóm). - Đọc theo nhóm đôi kiểm tra chéo lẫn nhau. - Y/C: Học sinh đọc đồng thanh theo nhóm theo đoạn. c: Tìm hiểu nội dung bài: - Y/c: Học sinh đọc thầm đoạn 1: - Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều gì? - Cho HS đọc thầm đoạn 2. - Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác như thế nào? - Khi ấy Bác đã nói với chị cán bộ miền Nam như thế nào? - Tình cảm của Bác Hồ đối vơi đồng bào miền Nam thể hiện như thề nào? - GV: Bác Hồ rất yêu quí đồng bào miền Nam, không phút giây nào không nghĩ đến đồng bào miền Nam. d. Luyện đọc lại: - GV đọc mẫu lần 2. - Luyện đọc đoạn thể hiện giọng nhân vật. (Có thể cho học sinh sắm vai nhân vật) - Mỗi nhóm đọc theo vai. - Nhận xét tuyên dương nhóm thực hiện tốt - GV HD đọc diễn cảm. GV đọc mẫu. - Nhận xét- tuyên dương. 4/ Củng cố – Dặn dò: - GV hỏi lại bài. - GV nhận xét chung tiết học. - Về nhà đọc lại kĩ bài. |
-HS đọc lại bài: ” Cảnh đẹp non sông” Kết hợp trả lời câu hỏi (SGK). - Nghe GT nhắc tựa. - HS đọc câu nối tiếp, kết hợp luyện đọc các từ thường sai do tiếng địa phương có trong bài. Đọc trôi chảy từng câu. - HS luyện đọc câu khó: Luyện đọc đoạn nối tiếp bài, kết hợp giải nghĩa các từ mới có trong bài: sợ Bác trăm tuổi, hóm hỉnh. (SGK). Đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ theo dấu chấm, dấu phẩy, các cụm từ. VD: Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ.// Chỉ sợ một điều là/ Bác …// trăm tuổi.//(Hạ giọng ở cuối câu) ………… - Luyện đọc bài theo nhóm đôi. - Thi đua đọc theo nhóm từng đoạn. Đọc bài theo cách phân vai. thể hiện giọng đọc của từng nhân vật. - Nhận xét- tuyên dương. - 1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 1 và 2. - Chúng cháu đánh giặc Mĩ một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác …trăm tuổi. - HS trả lời theo nhiều ý khác nhau: - Đồng bào miền Nam rất dũng cảm, yêu nước, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh miễn là thắng giạc để Bác vui nhưng đồng bào lại lo sợ không được gặp Bác. Đồng bào chỉ mong Bác sống thật lâu để Bác vào thăm miền Nam. - Đọc câu nói của Bác Hồ: Còn hai mươi mốt năm… để vào thăm đồng bào miền Nam. - Bác rất yêu thương ĐBMN. Bác rất mong đất nước độc lập để vào thăm đồng bào miền Nam. Bác muốn …hóm hỉnh. Bác luôn mong tin chiến thắng. - Lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc theo vai: người kể chuyện, chị cán bộ miền Nam, Bác. - Luyện đọc sắm vai. - HS đọc diễm cảm bài. - HS thi đua đọc diễm cảm trước lớp. - Nêu lại nội dung bài. |