Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 15 bài Tập đọc - Hũ bạc của người cha

TẬP ĐỌC

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I/ Mục tiêu:

-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4).

II/ Chuẩn bị :

- GV: tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.

-HS: SGK.

III / Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của HS

1.Ổn định:

2.Kiểm tra Bài cũ:

-Yêu cầu học sinh học sinh đọc lại bài Nhớ Việt Bắc

-Ngưòi cán bộ về miền xuôi nhớ gì ở Việt Bắc?

-Tìm câu thơ cho thấy Việt Bắc rất đẹp.

-GV nhận xét

-GV nhận xét qua bài cũ.

3.Day Bài mới :

ØGiới thiệu bài:

-Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi:

+Tranh vẽ gì?

-Giáo viên : Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: Hũ bạc của người cha. Đây là câu chuyện cổ của người Chăm, một dân tộc thiểu số sống ở vùng Nam Trung Bộ.

-Ghi bảng.

ØHoạt động 1 : Luyện đọc

Ø GV đọc mẫu toàn bài

-GVđọc mẫu với giọng đọc phù hợp với lời nhân vật.

Ø Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

-GV cho HS đọc thầm những từ ngữ khó, GV hướng dẫn HS đọc đúng .

-GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, có thể đọc liền mạch lời của nhân vật có xen lời dẫn chuyện.

-Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.

-Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.

-Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 5 đoạn.

-Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.

-Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp.

-Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy

-GV kết hợp giải nghĩa từ khó: dúi, thản nhiên, dành dụm

-Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 2 em nghe

-Giáo viên gọi từng tổ đọc.

-Chohọc sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4, 5.

ØHoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài

-Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi:

+Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì?

Ông lão người Chăm buồn vì con trai lười biếng.

+Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?

Ông lão muốn con trai trở thành người siêng năng, chăm chỉ, tự mình

+Các em hiểu tự mình kiếm nổi bát cơm nghĩa là gì?

Tự mình kiếm nổi bát cơm nghĩa là tự làm, tự nuôi sống mình, không phải nhờ vào bố mẹ.

-Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi:

+Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?

Ông lão vứt tiền xuống ao để thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình kiếm ra không. Nếu thấy tiền của mình vứt đi mà con không xót nghĩa là tiền ấy không phải tự tay con vất vả làm ra

-Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi:

+Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào ?

Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm: anh đi xay thóc thuê, mỗi ngày được 2 bát gạo, chỉ dám ăn một bát. Ba tháng dành dụm được 90 bát gạo, anh bán lấy tiền mang về.

-Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 4 và hỏi:

+Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì ?

Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con vội thọc tay vào lửađể lấy tiền ra, không hề sợ bỏng

+Vì sao người con phản ứng như vậy?

Người con phản ứng như vậy vì anh vất vả suốt ba tháng trời mới kiếm được từng ấy tiền nên anh quý và tiếc những đồng tiền mình làm ra.

+Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con thay đổi như vậy?

Người con phản ứng như vậy vì anh vất vả suốt ba tháng trời mới kiếm được từng ấy tiền nên anh quý và tiếc những đồng tiền mình làm ra.

+Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này.

-Những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này là :

·Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền.

·Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con

-Giáo viên chốt ý: câu chuyện cho thấy hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải

-Cho HS đọc lại.

ØHoạt động 3: Luyện đọc lại

-Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 4, 5 trong bài và lưu ý học sinh đọc đoạn văn.

-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (ông lão)

-Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh.

-Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối

-Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.

-Hát

-Học sinh đọc bài

-Học sinh trả lời

-Học sinh quan sát và trả lời

-Học sinh lắng nghe.

-HS đọc.

-Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.

- Học sinh đọc

-HS cá nhân đồng thanh

- Học sinh đọc

-HS đoc giải nghĩa từ trong SGK.

-Học sinh đọc theo nhóm đôi.

-Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.

-Cá nhân

-Học sinh đọc thầm.

-Học sinh trả lời

-Học sinh trả lời

- Học sinh trả lời hs khác nhận xét

-Học sinh trả lời

-Học sinh khác nhận xét

-Học sinh đọc thầm, thảo luận

-Học sinh trả lời

-Hs khác nhận xét

-Học sinh trả lời

-Học sinh nhận xét

-Học sinh đọc thầm.

-Học sinh trả lời

-Học sinh trả lời

-Học sinh khác nhận xét

-Học sinh ttrả lời

-Học sinh đọc thầm.

-Học sinh phát biểu

- HS đọc.

- Học sinh các nhóm thi đọc.

-Bạn nhận xét

4.Củng cố– Dặn dò:

- GV hỏi lại nội dung bài vừa học.

- GV nhận xét , tuyên dương.

-Giáo viên Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

5/ Nhận xét :

-GV nhận xét tiết học.

- Học sinh nêu