Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho điểm A(1;−2;4). Hình chiếu vuông góc của A trên trục Oy là điểm
Hình chiếu vuông góc của A(1;−2;4) trên trục Oy là điểm N(0;−2;0).
Cho hai véc tơ →u=(a;0;1),→v=(−2;0;c). Biết →u=→v, khi đó:
→u=→v⇔{a=−20=01=c
Điểm M(x;y;z) nếu và chỉ nếu:
Điểm M(x;y;z)⇔→OM=x.→i+y.→j+z.→k
Cho hai véc tơ →OA=(−1;2;−3),→OB=(2;−1;0), khi đó tổng hai véc tơ →OA,→OB là:
Ta có: →OA=(−1;2;−3),→OB=(2;−1;0)⇒→OA+→OB=(1;1;−3).
Tung độ của điểm M thỏa mãn →OM=2→j−→i+→k là:
→OM=2→j−→i+→k=−→i+2→j+→k⇒M(−1;2;1). Do đó tung độ của M bằng 2.
Điểm N là hình chiếu của M(x;y;z) trên trục tọa độ Oz thì:
Chiếu M lên trục Oz thì x=0;y=0 và giữ nguyên z nên N(0;0;z).
Hình chiếu của điểm M(1;−1;0) lên trục Oz là:
Vì chiếu điểm M lên trục Oz nên giữ nguyên z và cho x=y=0. Do đó ta được hình chiếu của điểm M(1;−1;0) lên trục Oz là N(0;0;0)
Khi chiếu điểm M(−4;3;−2) lên trục Ox được điểm N thì:
Khi chiếu điểm M(−4;3;−2) lên trục Ox được điểm N có tọa độ N(−4;0;0) nên ¯ON=−4.
Cho hai véc tơ →u=(−2;3;1) và →v=(1;1;1). Khi đó số thực m=→u.→v thỏa mãn:
Ta có: m=→u.→v=−2.1+3.1+1.1=2⇒m∈(1;3).
Điểm M∈(Oxy) thì tọa độ của M là:
Điểm M∈(Oxy) thì cao độ z=0. Do đó M(x;y;0).
Công thức tính độ dài véc tơ →u=(a;b;c) là:
Ta có: |→u|=√→u2=√a2+b2+c2
Hình chiếu của điểm M(2;2;−1) lên mặt phẳng (Oyz) là:
Hình chiếu của điểm M(2;2;−1) lên mặt phẳng (Oyz) là N(0;2;−1).
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho ba vector →a=(2;3;−5);→b=(0;−3;4);→c=(1;−2;3). Tọa độ vector →n=3→a+2→b−→c là:
→n=3(2;3;−5)+2(0;−3;4)−(1;−2;3)=(5;5;−10)
Hình chiếu của điểm M(0;2;1) trên mặt phẳng (Oxy) thuộc:
Hình chiếu của M(0;2;1) lên mặt phẳng (Oxy) là N(0;2;0).
Do đó N nằm trên trục Oy.
Tọa độ điểm M là trung điểm đoạn thẳng AB là:
Điểm M là trung điểm đoạn thẳng AB nếu và chỉ nếu M(xA+xB2;yA+yB2;zA+zB2).
Cho hai véc tơ →u=(2;1;−3),→v=(0;b;1), nếu →u⊥→v thì:
Ta có: →u⊥→v⇔→u.→v=2.0+1.b+(−3).1=0⇔b=3.
Cho các véc tơ →u1(x1;y1;z1) và →u2(x2;y2;z2), khi đó cô sin góc hợp bởi hai véc tơ →u1,→u2 là:
Cô sin của góc hợp bởi hai véc tơ →u1,→u2 là: cos(→u1,→u2)=→u1.→u2|→u1|.|→u2|=x1x2+y1y2+z1z2√x21+y21+z21.√x22+y22+z22
Cho hai điểm A(−3;1;2),B(1;1;0), tọa độ trung điểm đoạn thẳng AB là:
Điểm M là trung điểm đoạn thẳng AB nên {xM=xA+xB2=−3+12=−1yM=yA+yB2=1+12=1zM=zA+zB2=2+02=1⇒M(−1;1;1)
Tọa độ trọng tâm tam giác ABC là:
Công thức tọa độ trọng tâm tam giác G\left( {\dfrac{{{x_A} + {x_B} + {x_C}}}{3};\dfrac{{{y_A} + {y_B} + {y_C}}}{3};\dfrac{{{z_A} + {z_B} + {z_C}}}{3}} \right)
Cho hai véc tơ \overrightarrow u = \left( { - 1; - 1; - 1} \right),\overrightarrow v = \left( {2;1;0} \right), khi đó cô sin của góc hợp bởi hai véc tơ đó là:
Ta có:
\cos \left( {\overrightarrow u ,\overrightarrow v } \right) = \dfrac{{ - 1.2 - 1.1 - 1.0}}{{\sqrt {{{\left( { - 1} \right)}^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2}} .\sqrt {{2^2} + {1^2} + {0^2}} }}
= - \dfrac{3}{{\sqrt {15} }} = - \dfrac{{3\sqrt {15} }}{{15}} = - \dfrac{{\sqrt {15} }}{5}