Bài toán tổng hợp về khối đa diện, khối tròn xoay
Kỳ thi ĐGTD ĐH Bách Khoa
Cho khối trụ có hai đáy là hình tròn \(\left( {O;R} \right)\) và \(\left( {O';R} \right)\), \(OO' = 4R\). Trên đường tròn tâm $O$ lấy \(\left( O \right)\) lấy hai điểm $A, B$ sao cho \(AB = R\sqrt 3 \). Mặt phẳng $(P) $ đi qua $A, B$ cắt $OO’$ và tạo với đáy một góc bằng $60^0$. $(P)$ cắt khối trụ theo thiết diện là một phần của elip. Diện tích thiết diện đó bằng:
Gọi $M $ là trung điểm của $AB$ ta có:
\(OM = \sqrt {O{A^2} - {{\left( {\dfrac{{AB}}{2}} \right)}^2}} = \sqrt {{R^2} - \dfrac{{3{R^2}}}{4}} = \dfrac{R}{2}\)
Giả sử mặt phẳng (P) cắt trục OO’ tại I. Ta có : IA = IB nên \(\Delta IAB\) cân tại I, do đó \(MI \bot AB\)
Do đó góc giữa (P) và mặt đáy bằng \(\widehat {IMO} = {60^0}\)
Xét tam giác vuông IMO có : \(OI = OM.\tan 60 = \dfrac{{R\sqrt 3 }}{2} < \dfrac{{OO'}}{2} = 2R\)
\( \Rightarrow I\) nằm giữa O và O’. Do đó (P) không cắt đáy còn lại.Vậy hình chiếu của (P) trên \(\left( {O;R'} \right)\) là phần diện tích của hình quạt cung lớn AB và \(\Delta OAB\)(phần gạch chéo).
Áp dụng định lí Cosin trong tam giác OAB có :
\(\cos \widehat {AOB} = \dfrac{{O{A^2} + O{B^2} - A{B^2}}}{{2.OA.OB}} = \dfrac{{{R^2} + {R^2} - 3{R^2}}}{{2{R^2}}} = - \dfrac{1}{2} \Rightarrow \widehat {AOB} = {120^0}\)
\( \Rightarrow {S_{\Delta OAB}} = \dfrac{1}{2}OA.OB.\sin 120 = \dfrac{1}{2}{R^2}\dfrac{{\sqrt 3 }}{2} = {R^2}\dfrac{{\sqrt 3 }}{4}\)
Gọi ${{S}_{\overset\frown{OAB}}}$ là diện tích hình quạt $\Rightarrow {{S}_{\overset\frown{OAB}}}=\dfrac{\dfrac{4\pi }{3}}{2\pi }.\pi {{R}^{2}}=\dfrac{2}{3}\pi {{R}^{2}}$
$\Rightarrow {{S}_{hc}}={{S}_{\overset\frown{OAB}}}+{{S}_{\Delta OAB}}=\dfrac{2}{3}\pi {{R}^{2}}+{{R}^{2}}\dfrac{\sqrt{3}}{4}$
Vậy diện tích phần thiết diện cần tìm là :
${S_{hc}} = S.\cos 60 \Rightarrow S = \dfrac{{{S_{hc}}}}{{\cos 60}} = 2\left( {\dfrac{2}{3}\pi {R^2} + {R^2}\dfrac{{\sqrt 3 }}{4}} \right) = \left( {\dfrac{4}{3}\pi {R^2} + \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}{R^2}} \right) = \left( {\dfrac{4}{3}\pi + \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}} \right){R^2}$
Cho một khối trụ có chiều cao bằng \(8cm\), bán kính đường tròn đáy bằng \(6cm\). Cắt khối trụ bởi một mặt phẳng song song với trục và cách trục \(4cm\). Diện tích của thiết diện được tạo thành là :
Ta có mặt phẳng \(\left( {A'AB} \right)//O'O\)
Kẻ \(A'B'//AB\) \( \Rightarrow \) thiết diện tạo thành là hình chữ nhật \(ABB'A'\)
Kẻ \(OH \bot AB,OH \bot A'A\) \( \Rightarrow OH \bot \left( {A'AB} \right)\)
\( \Rightarrow \) \(d\left( {O'O,\left( {A'AB} \right)} \right) = d\left( {O,\left( {A'ABB'} \right)} \right) \) \(= OH = 4\)
Mà \(AH = \sqrt {O{A^2} - O{H^2}} = 2\sqrt 5 \) \(\Rightarrow AB = 4\sqrt 5 \Rightarrow {S_{ABB'A'}} = 32\sqrt 5 \)
Cho hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác với độ dài cạnh đáy lần lượt $5cm,13cm,12cm$. Một hình trụ có chiều cao bằng $8cm$ ngoại tiếp lăng trụ đã cho có thể tích bằng
Đáy là tam giác với độ dài cạnh đáy lần lượt là $5cm;12cm;13cm$ nên đáy là tam giác vuông với độ dài cạnh huyền là $13cm$. Suy ra hình trụ ngoại tiếp hình lăng trụ đứng có đáy là đường tròn bán kính là \(\dfrac{{13}}{2}cm\) .
Vậy thể tích hình trụ đó là \(V = \pi {\left( {\dfrac{{13}}{2}} \right)^2}.8 = 338\pi (cm^3) \)
Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có \(AB = a\), \(AD = 2a\) và \(AA' = 2a\). Tính bán kính \(R\) của mặt cầu ngoại tiếp tứ diện \(ABB'C'\).
Mặt cầu ngoại tiếp tứ diện \(ABB'C'\) cũng là mặt cầu ngoại tiếp hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\)
Do đó bán kính là \(R = \dfrac{1}{2}\sqrt {{a^2} + {{\left( {2a} \right)}^2} + {{\left( {2a} \right)}^2}} = \dfrac{{3a}}{2}\).
Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(SA \bot \left( {ABC} \right)\); \(SA = a\) đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(B\), \(\widehat {BAC} = 60^\circ \) và \(AB = \dfrac{a}{2}\). Gọi \(\left( S \right)\) là mặt cầu ngoại tiếp hình chóp \(S.ABC\). Tìm mệnh đề sai.
Gọi \(N,\,M\) lần lượt là trung điểm của \(AC;\,SC\).
\(ABC\) là tam giác vuông tại \(B\), \(\widehat {BAC} = {60^o}\) và \(AB = \dfrac{a}{2}\) nên \(NA = NB = NC\); \(AC = a \Rightarrow SC = a\sqrt 2 \Rightarrow MC = \dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}\).
\(NM\) là đường trung bình của tam giác \(SAC\) nên \(NM//SA \Rightarrow NM \bot \left( {ABC} \right)\, \Rightarrow \,\,{\rm{MS = MC = MA = MB}}\)
\( \Rightarrow \) $M$ là tâm của \(\left( S \right)\) có bán kính \(MC = \dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}\).
\( \Rightarrow {V_{{}_{\left( S \right)}}} = \dfrac{4}{3}\pi {\left( {\dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}} \right)^3} = \dfrac{{\sqrt 2 \pi {a^3}}}{3}\).
Diện tích của \(\left( S \right):\,S = 4\pi {r^2} = 4\pi {\left( {\dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}} \right)^2} = 2\pi {a^2}.\)
Một hình nón có thiết diện qua trục là tam giác đều cạnh \(a\). Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình nón theo \(a\).
Ta có đường cao hình nón \(h = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\)\( \Rightarrow R = \dfrac{2}{3}h = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}\).
Cho hình lăng trụ tam giác đều \(ABC.A'B'C'\) có độ dài cạnh đáy bằng \(a\) và chiều cao bằng \(h\). Tính thể tích \(V\) của khối trụ ngoại tiếp lăng trụ đã cho.
Khối trụ ngoại tiếp lăng trụ tam giác đều có hình tròn đáy là hình tròn ngoại tiếp tam giác đáy của lăng trụ, và chiều cao bằng chiều cao lăng trụ.
Tam giác đều cạnh \(a\) có bán kính đường tròn ngoại tiếp bằng \(\dfrac{{\sqrt 3 a}}{3}\). Vậy thể tích của khối trụ cần tìm là \(V = h.S = h.\pi .{\left( {\dfrac{{\sqrt 3 a}}{3}} \right)^2} = \dfrac{{\pi {a^2}h}}{3}\)(đvtt).
Một cái cột có hình dạng như hình bên (gồm một khối nón và một khối trụ ghép lại). Chiều cao đo được ghi trên hình, chu vi đáy là \(20\sqrt 3 \pi \) cm. Thể tích của cột bằng:
Gọi \(r\) là bán kính đường tròn đáy của hình trụ và hình nón.
Theo bài ra ta có: Chu vi đáy là \(C = 2\pi r = 20\sqrt 3 \pi \Rightarrow r = 10\sqrt 3 \,\,\left( {cm} \right)\)
Thể tích khối nón là \({V_1} = \dfrac{1}{3}\pi {r^2}.{h_1} = \dfrac{1}{3}\pi .{\left( {10\sqrt 3 } \right)^2}.10 = 1000\pi \,\,\left( {c{m^3}} \right)\)
Thể tích khối trụ là \({V_2} = \pi {r^2}.{h_2} = \pi .{\left( {10\sqrt 3 } \right)^2}.40 = 12000\pi \,\,\,\left( {c{m^3}} \right)\)
Thể tích của cột là \(V = {V_1} + {V_2} = 13000\pi \,\,\left( {c{m^3}} \right)\).
Ca (Canxi) có cấu trúc lập phương tâm diện, mỗi nguyên tử Ca có dạng hình cầu bán kính R. Một ô cơ sở của mạng tinh thể Ca là một hình lập phương có cạnh bằng a, mỗi mặt của hình lập phương chứa \(\dfrac{1}{2}\) nguyên tử Ca và mỗi góc chứa \(\dfrac{1}{8}\) nguyên tử Ca khác (Hình a, b)
Độ đặc khít của Ca trong một ô cơ sở là tỉ lệ % thể tích mà Ca chiếm chỗ trong ô cơ sở đó. Độ đặc khít của Ca trong một ô cơ sở là:
Bước 1: Tính số nguyên tử Ca có trong một ô cơ sở
Số nguyên tử Ca trong một ô cơ sở gồm: 6 mặt mỗi mặt có \(\dfrac{1}{2}\) khối cầu+8 góc \(\dfrac{1}{8}\) khối cầu. Như thế số nguyên tử Ca là: \(6.\dfrac{1}{2} + 8.\dfrac{1}{8} = 4\) nguyên tử.
Bước 2: Tính thể tích chiếm chỗ của Ca trong một ô cơ sở và thể tích của ô cơ sở.
Thể tích của 4 nguyên tử Ca là: \({V_{Ca}} = 4.\dfrac{4}{3}\pi {R^3} = \dfrac{{16}}{3}\pi {R^3}\)
Thể tích của một khối lập phương là \({V_{lp}} = {a^3}\).
Bước 3: Tính R theo a và độ đặc khít
Theo hình vẽ ta thấy cạnh huyền: \(4R\), các cạnh góc vuông đều bằng a.
Theo định lý Pitago ta có:
\({\left( {4R} \right)^2} = {a^2} + {a^2}\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 16{R^2} = 2{a^2} \Leftrightarrow {a^2} = 8{R^2}\\ \Leftrightarrow a = 2R\sqrt 2 \Rightarrow \dfrac{R}{a} = \dfrac{1}{{2\sqrt 2 }}\end{array}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \dfrac{{{V_{Ca}}}}{{{V_{lp}}}} = \dfrac{{\dfrac{{16}}{3}\pi .{R^3}}}{{{a^3}}} = \dfrac{{16}}{3}\pi .{\left( {\dfrac{R}{a}} \right)^3}\\ = \dfrac{{16\pi }}{3}.{\left( {\dfrac{1}{{2\sqrt 2 }}} \right)^3} \approx 0,74 = 74\% \end{array}\)