Tính độ dài các đoạn thẳng $MN$ và $MP.$
Vì hai điểm $M;N$ cùng thuộc tia $Ox$ mà $OM < ON\left( {2cm < 3cm} \right)$ nên điểm $M$ nằm giữa hai điểm $O$ và $N$.
Do đó $OM + MN = ON \Rightarrow MN = ON - OM$ $ = 3 - 2 = 1cm$
Vì hai tia $NP$ và $NO$ đối nhau mà $M$ nằm giữa hai điểm $O$ và $N$ nên $N$ là điểm nằm giữa $M$ và $P$
Do đó $MN + NP = MP$ hay $MP = 1 + 1 = 2cm$.
Vậy $MN = 1cm;\,MP = 2cm$.
$M$ là trung điểm của đoạn thẳng $AB$ khi và chỉ khi:
\(M\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\)$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}AM + MB = AB\\{\rm{MA = MB}}\end{array} \right.$
Hãy chọn câu đúng nhất
Từ câu trước và đề bài ta có $MN = 1cm;\,MP = 2cm;\,OM = 2cm;NP = 1cm$
Suy ra $MN = NP\left( { = 1cm} \right)\,\,\,\left( 1 \right);\,MP = OM\left( { = 2cm} \right)\,\left( 2 \right)$
Lại có $M$ nằm giữa hai điểm $O$ và $N$ mà $N$ nằm giữa hai điểm $M$ và $P$ nên điểm $M$ nằm giữa hai điểm $O$ và $P$ (3)
Từ (2) và (3) ta có $M$ là trung điểm đoạn $OP.$
Theo câu trước ta có $N$ là điểm nằm giữa $M$ và $P$ nên kết hợp với $\left( 1 \right)$ suy ra $N$ là trung điểm đoạn $MP$.
Nên cả A, B đều đúng.
M là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\) khi điểm M … hai điểm A và B, đồng thời M … hai điểm A và B”. Các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống lần lượt là:
M là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\) khi điểm M nằm giữa hai điểm A và B, đồng thời M cách đều hai điểm A và B.
Nếu \(MP = NP = \dfrac{{MN}}{2}\) thì ta có:
Ta có: nếu \(MP = NP = \dfrac{{MN}}{2}\) thì \(P\) là trung điểm của \(MN\).
Suy ra P nằm giữa M và N nên A, B đều đúng.
Cho đoạn thẳng \(AB\) dài \(10cm\), \(M\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB.\) Khi đó, độ dài của đoạn thẳng \(MB\) bằng:
Vì \(M\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\) \( \Leftrightarrow {\rm{MB = }}\dfrac{1}{2}AB = \dfrac{1}{2}. 10 = 5cm\)
Vậy \(MB = 5cm\).
Cho \(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(MN.\) Biết \(NI = 11cm\). Khi đó, độ dài của đoạn thẳng \(MN\) bằng:
Vì \(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(MN\) nên \(IM = IN = \dfrac{1}{2}MN\) hay \(MN = 2. IN = 2.11 = 22cm\).
Trên tia \(Ox\) lấy hai điểm \(A\) và \(B\) sao cho \(OB = 4cm,OA = 8cm\). Chọn câu đúng.
Vì hai điểm \(A,B\) cùng thuộc tia \(Ox\) mà \(OB < OA\,\left( {4cm < 8cm} \right)\) nên điểm \(B\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(A\) (1)
Do đó \(OB + AB = OA\)\( \Rightarrow AB = OA - OB = 8 - 4 = 4cm\). Suy ra \(OB = AB = 4cm\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(B\) là trung điểm của đoạn \(OA\).
Cho đoạn thẳng \(AB.\)Gọi \(M\) và \(N\) lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng \(AB\) và \(AM.\) Giả sử \(AN = 3cm\). Đoạn thẳng \(AB\) có độ dài là?
Vì \(N\) là trung điểm đoạn \(AM\) nên \(AN = \dfrac{1}{2}AM\) hay \(AM = 2AN = 2.3 = 6cm\)
Lại có điểm \(M\) là trung điểm đoạn thẳng \(AB\) nên ta có: \(AM = \dfrac{1}{2}AB\) hay \(AB = 2AM = 2.6 = 12cm\)
Vậy \(AB = 12cm\).
Cho đoạn thẳng \(AB = 20cm\). Gọi \(I\) và \(K\) lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng \(AB\) và \(AI.\) Đoạn thẳng \(IK\) có độ dài là?
Vì điểm \(I\) là trung điểm đoạn thẳng \(AB\) nên \(AI = \dfrac{1}{2}AB = \dfrac{1}{2}. 20 = 10cm\)
Vì điểm \(K\) là trung điểm đoạn thẳng \(AI\) nên \(AK = \dfrac{1}{2}AI = \dfrac{1}{2}. 10 = 5cm\)
Vậy \(AI = 5cm\).
Cho đoạn thẳng \(AM\) dài \(9cm.\) Trên tia \(AM\) lấy điểm \(B\) sao cho \(AB = 18cm.\) Chọn câu sai.
Vì điểm \(B\) thuộc tia \(AM\) mà \(AM < AB\left( {9cm < 18cm} \right)\) nên điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B\) (1)
Do đó \(AM + MB = AB\) \( \Rightarrow MB = AB - AM = 18 - 9 = 9cm\). Suy ra \(AM = MB = 9cm\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(M\) là trung điểm của đoạn \(AB\).
Vậy B sai.
Cho ba điểm \(M,{\rm{ }}N,{\rm{ }}P\) thẳng hàng và điểm \(N\) nằm giữa hai điểm \(M\) và \(P.\) Gọi \(H,{\rm{ }}K\) lần tương ứng là trung điểm của các đoạn thẳng \(MN,{\rm{ }}NP.\) Biết \(MN = 7cm,NP = 11cm.\) Khi đó, độ dài của đoạn thẳng \(HK\) bằng:
Vì \(H\) là trung điểm của đoạn thẳng \(MN\) nên \(HN = \dfrac{1}{2}MN = \dfrac{1}{2} \cdot 7 = 3,5\,cm\).
Vì \(K\) là trung điểm của đoạn thẳng \(NP\) nên \({\rm{NK}} = \dfrac{1}{2}NP = \dfrac{1}{2} \cdot 11 = 5,5\,cm\).
Ta có: \(N\) nằm giữa hai điểm \(M\) và \(P\) nên \(NM\) và \(NP\) là hai tia đối nhau (1)
Vì \(H\) là trung điểm của \(MN\) nên \(H\) thuộc \(NM\) (2)
Vì \(K\) là trung điểm của \(NP\) nên \(K\) thuộc \(NP\) (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra: \(N\) là điểm nằm giữa hai điểm \(H\) và \(K.\)
\( \Rightarrow HN + NK = HK\) \( \Rightarrow 3,5 + 5,5 = HK\) \( \Rightarrow HK = 9\,cm.\)
Hãy chọn câu đúng nhất
Từ câu trước và đề bài ta có: \(MN = 4cm;\,MP = 8cm;\,OM = 4cm;NP = 4cm\)
Suy ra \(MN = OM\left( { = 4cm} \right)\,\,;\,NP = MN\left( { = 4cm} \right)\,\)
Lại có: \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N\) mà \(N\) nằm giữa hai điểm \(M\) và \(P\) nên điểm \(M\) và N lần lượt là trung điểm của đoạn ON và MP.
Nên cả A, C đều đúng.
Tính độ dài các đoạn thẳng \(MN\) và \(MP.\)
Vì hai điểm \(M;N\) cùng thuộc tia \(Ox\) mà \(OM < ON\left( {4cm < 8cm} \right)\) nên điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N\).
Do đó \(OM + MN = ON \Rightarrow MN = ON - OM\) \( = 8 - 4 = 4cm\)
Vì hai tia \(NP\) và \(NO\) đối nhau mà \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N\) nên \(N\) là điểm nằm giữa \(M\) và \(P\).
Do đó \(MN + NP = MP\) hay \(MP = 4 + 4 = 8cm\).
Vậy \(MN = 4cm;\,MP = 8cm\).
Trên tia \(Ox\) có các điểm \(A,{\rm{ }}B\) sao cho \(OA = 7cm;OB = 10cm.\) Gọi \(M\) là trung điểm của đoạn thẳng \(OB.\) Tính độ dài đoạn thẳng \(AM.\)
Vì \(M\) là trung điểm của đoạn thẳng \(OB\) nên ta có: \(OM = \dfrac{1}{2}OB = \dfrac{1}{2}.10 = 5cm\)
Vì \(A\) và \(M\) cùng thuộc tia \(Ox\) mà \(OM < OA\,\left( {5cm < 7cm} \right)\) nên điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(A\).
Do đó \(OM + AM = OA\) \( \Rightarrow AM = OA - OM = 7 - 5 = 2cm\)
Vậy \(AM = 2cm.\)
Cho điểm \(O\) nằm trên đường thẳng \(xy.\) Trên tia \(Ox\) lấy điểm \(A\) sao cho \(OA = a\left( {cm} \right).\) Trên tia \(Oy\) lấy điểm \(B\) sao cho \(OB = b\left( {cm} \right).\) Gọi \(I,{\rm{ }}K\) lần lượt là trung điểm của \(OA\) và \(OB.\) Tính \(IK\) theo \(a\) và \(b.\)
Vì \(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(OA\) nên \(OI = \dfrac{1}{2}OA = \dfrac{1}{2}.a = \dfrac{a}{2}cm\)
Vì \(K\) là trung điểm của đoạn thẳng \(OB\) nên \(OK = \dfrac{1}{2}OB = \dfrac{1}{2}.b = \dfrac{b}{2}cm\)
Vì \(Ox\) và \(Oy\) là hai tia đối nhau suy ra \(OA\) và \(OB\) là hai tia đối nhau.
Mà \(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(OA\) và \(K\) là trung điểm của đoạn thẳng \(OB\) nên \(OI\) và \(OK\) cũng là hai tia đối nhau suy ra điểm \(O\) nằm giữa hai điểm \(I\) và \(K\).
Do đó \(IO + OK = IK\) hay \(IK = \dfrac{a}{2} + \dfrac{b}{2} = \dfrac{{a + b}}{2}cm\).
Vậy \(IK = \dfrac{{a + b}}{2}cm.\)
Cho đoạn thẳng \(AB = 24cm.\) Điểm \(O\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B.\) Gọi \(M,{\rm{ }}N\) theo thứ tự là trung điểm của \(OA\) và \(OB.\) Độ dài đoạn thẳng \(MN\) là:
Vì điểm \(M\) là trung điểm đoạn \(OA\) nên \(OM = \dfrac{1}{2}OA\) hay \(OA = 2.OM\)
Vì điểm \(N\) là trung điểm đoạn \(OB\) nên \(ON = \dfrac{1}{2}OB\) hay \(OB = 2.ON\)
Mà \(O\) là điểm nằm giữa \(A\) và \(B\) nên \(OA + OB = AB\) suy ra \(2.OM + 2.ON = AB\)
\( \Rightarrow 2.\left( {OM + ON} \right) = 24\) \( \Rightarrow OM + ON = 12\) (1)
Vì \(OA\) và \(OB\) là hai tia đối nhau mà \(M\) là trung điểm đoạn \(OA\) và \(N\) là trung điểm đoạn \(OB\) nên \(OM\) và \(ON\) là hai tia đối nhau suy ra \(O\) nằm giữa \(M\) và \(N\). Suy ra \(OM + ON = MN\)(2)
Từ (1) và (2) suy ra \(OM + ON = MN = 12cm\).
Vậy \(MN = 12cm.\)
Trên đường thẳng \(d\) vẽ đoạn thẳng \(AB = 15cm.\) Lấy điểm \(N\) nằm giữa hai điểm \(A,{\rm{ }}B\) và \(AN = 3cm.\) Gọi \(M\) là trung điểm của đoạn thẳng \(BN,\) gọi \(P\) là trung điểm của đoạn thẳng \(MN.\) Tính độ dài \(MP\) và \(MB.\)
Vì điểm \(N\) nằm giữa hai điểm \(A,{\rm{ }}B\;\)
nên \(AN + NB = AB \Rightarrow NB = AB - AN = 15 - 3 = 12cm\).
Vì \(M\) là trung điểm của đoạn thẳng \(NB\) nên \(MB = MN = \dfrac{1}{2}NB = \dfrac{1}{2}.12 = 6cm\).
Vì P là trung điểm của \(MN\) nên \(MP = \dfrac{1}{2}NM = \dfrac{1}{2}.6 = 3cm\).
Suy ra \(MP = 3cm;MB = 6cm\).
Nếu ta có \(P\) là trung điểm của \(MN\) thì
Ta có \(P\) là trung điểm của \(MN\) thì \(MP = NP = \dfrac{{MN}}{2}\)
Cho đoạn thẳng $AB$ dài $12cm$, $M$ là trung điểm của đoạn thẳng $AB.$ Khi đó, độ dài của đoạn thẳng $MA$ bằng
Vì \(M\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\) $ \Leftrightarrow {\rm{AM = }}\dfrac{1}{2}AB = \dfrac{1}{2}.12 = 6cm$
Vậy $AM = 6cm$.