Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học (tiếp)
Sách kết nối tri thức với cuộc sống
Diện tích hình thoi có độ dài hai đường chéo là 15cm và 6cm là:
Diện tích hình thoi là: \(S = \frac{{15.6}}{2} = 45\,\,\left( {c{m^2}} \right)\).
Nếu hình thoi có độ dài 1 cạnh là a thì:
Nếu hình thoi có độ dài 1 cạnh là a thì chu vi của hình thoi là 4a.
Một mảnh đất dạng hình thoi có độ dài đường chéo bé là 24m, độ dài đường chéo lớn gấp hai lần đường chéo bé. Diện tích của mảnh đất đó là:
- Độ dài đường chéo lớn là: \(24.2 = 48\,\,\left( m \right)\)
=> Diện tích hình thoi là: \(\frac{{24.48}}{2} = 576\,\left( {{m^2}} \right)\)
Tính diện tích của hình thoi có tổng độ dài hai đường chéo là 30cm và đường chéo lớn hơn đường chéo bé 2cm.
Độ dài đường chéo lớn là: \(\left( {30 + 2} \right):2 = 16\,\left( {cm} \right)\)
Độ dài đường chéo bé là: \(30 - 16 = 14\left( {cm} \right)\)
Diện tích hình thoi là: \(\frac{{16.14}}{2} = 112\left( {c{m^2}} \right)\)
Hình thoi A có độ dài hai đường chéo gấp đôi độ dài hai đường chéo của hình thoi B. Hỏi hình thoi A có diện tích gấp mấy lần diện tích hình thoi B?
Gọi độ dài hai đường chéo của hình thoi B lần lượt là m, n.
=> Độ dài hai đường chéo của hình thoi A lần lượt là 2m, 2n.
Diện tích của hình thoi A là: \(\frac{{2m.2n}}{2} = 2mn\)
Diện tích của hình thoi B là: \(\frac{{m.n}}{2}\)
Vậy hình thoi A có diện tích gấp 4 lần diện tích hình thoi B.
Một hình thoi có diện tích 12dm2, độ dài một đường chéo là 3dm. Tính độ dài đường chéo thứ 2.
Độ dài đường chéo thứ 2 là: \(2.12:3 = 8\,\,\left( {dm} \right)\)
Một khu đất hình thoi có độ dài cạnh là 12 m. Người ta định xây tường rào xung quanh và bớt lại cửa ra vào rộng 1,5m. Hỏi người ta cần xây bao nhiêu mét tường rào?
- Chu vi hình thoi là: \(12.4 = 48\,\,\left( m \right)\)
- Số mét tường phải xây là: \(48 - 1,5 = 46,5\,\,\left( m \right)\)
Cho hình bình hành ABCD có chiều cao hạ xuống cạnh CD là 5 cm, chiều dài CD là 15 cm, diện tích hình bình hành ABCD là:
Hình bình hành ABCD có chiều cao bằng 5 cm và độ dài cạnh đáy bằng 15 cm nên:
Diện tích hình bình hành ABCD là: 5 . 15 = 75 cm2
Mảnh đất hình bình hành có cạnh đáy là 47 m, mở rộng mảnh đất bằng cách tăng các cạnh đáy của hình bình hành này thêm 7 m thì được mảnh đất hình bình hành mới có diện tích hơn diện tích mảnh đất ban đầu là 189 m2. Hãy tính diện tích mảnh đất ban đầu.
Phần diện tích tăng thêm chính là diện tích hình bình hành có cạnh đáy 7m và chiều cao là chiều cao của mảnh đất hình bình hành ban đầu.
Chiều cao mảnh đất là: 189 : 7 = 27 (m)
Diện tích mảnh đất hình bình hành ban đầu là: 27 . 47 = 1269 (m2)
Cho hình bình hành có chu vi là 480cm, có độ dài cạnh đáy gấp 5 lần cạnh kia và gấp 8 lần chiều cao. Tính diện tích hình bình hành
- Ta có nửa chu vi hình bình hành là: 480 : 2 = 240 (cm)
Cạnh đáy gấp 5 lần cạnh kia nên nửa chu vi sẽ gấp 6 lần cạnh kia.
- Ta có cạnh đáy hình bình hành là: 240 : 6 . 5 = 200 (cm)
- Chiều cao của hình bình hành là: 200 : 8 = 25 (cm)
- Diện tích của hình bình hành là: 200 . 25 = 5000 (cm2)
Cho hình bình hành có diện tích là 312 m2, độ dài đáy là 24 m, chiều cao hình bình hành đó là:
Hình bình hành đã cho có diện tích là 312 m2 và độ dài đáy là 24 m nên:
Chiều cao hình bình hành là: 312 : 24 = 13 (m)
Cho khu đất hình bình hành độ dài đáy là 300 dm, chiều cao khu đất hình bình hành là 20 m. Diện tích hình bình hành đó là:
Đổi 300 dm = 30 m
Diện tích hình bình hành đã cho là: 30 . 20 = 600 (m2)
Chọn câu đúng:
Diện tích hình bình hành bằng tích của cạnh đáy nhân với chiều cao.
Chọn câu đúng:
Chu vi của một hình bình hành bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ.