Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon ở thể khí, mạch hở thu được 7,04 gam CO2. Sục m gam hiđrocacbon này vào nước brom dư đến khi phản ứng hoàn toàn, thấy có 25,6 gam brom phản ứng. Giá trị của m là
Gọi công thức của chất cần tìm là CxHy với số mol là a
Ta có: nBr2p/u=a.x.2+2−y2=0,16(1)
Ta có: nCO2 tạo thành = ax = 0,16 (2)
Từ (1)(2) <=> 2ax + 2a – ay = 2ax <=>y = 2
=> CxHy có thể là C2H2 hoặc C4H2
TH1: Nếu là C2H2
BTNT C: nCO2 = 0,16 mol => nC2H2 = 0,08 mol => m = 0,08. (12. 2 + 2)= 2,08 gam
TH2: Nếu là C4H2
BTNT C: nCO2 = 0,16 mol => nC4H2 = 0,04 mol => m = 0,04. (12. 4 + 2)= 2 gam
Cho 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) gồm hai hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình đựng 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là
Giả sử chỉ có 1 hiđrocacbon tham gia phản ứng với Br2
Ta có M hiđrocacbon = 6,7x : 0,35 = 19,14x (x là số liên kết pi trong hiđrocacbon đó)
Loại đáp án B
Vậy là cả 2 hidrocacbon đều tham gia phản ứng với Br2
Dựa vào các đáp án A, C, D đều gồm 1 anken và 1 ankin.
Gọi số mol anken A: CnH2n là x(mol); số mol ankin B: CmH2m-2 là y(mol)
Ta có hệ phương trình: {x+y=0,2x+2y=0,35
=> x = 0,05; y = 0,15
Khối lượng của hỗn hợp X : 0,05. 14n+ 0,15. (14m-2) = 6.7
=> n + 3m = 10 => n = 4; m = 2
=> C4H8 và C2H2
Trong bình kín chứa hiđrocacbon X và hiđro. Nung nóng bình đến khi phản ứng hoàn toàn thu được khí Y duy nhất. Ở cùng nhiệt độ, áp suất trong bình trước khi nung nóng gấp 3 lần áp suất trong bình sau khi nung. Đốt cháy một lượng Y thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam nước. Công thức phân tử của X là
nCO2 = 0,2 mol; nH2O = 0,3 mol
Gọi CTPT của hiđrocacbon là CnH2n+2-2
CnH2n+2-2 + kH2 →CnH2n+2
0,1← 0,1k← 0,1
nCnH2n+2 = nH2O – nCO2 = 0,1 mol
n = 0,2: 0,1 = 2 => CTPT Y là C2H6
Vì khối lượng trước phản ứng và sau phản ứng không thay đổi
ntrns=PtrPs=3=>0,1+0,1k0,1=3=>k=2
Vậy CTPT của X là C2H2
Hỗn hợp X gồm 1 ankin ở thể khí và hiđro có tỷ khối hơi so với CH4 là 0,425. Nung nóng hỗn hợp X với xúc tác Ni để phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y có tỷ khối hơi so với CH4 là 0,8. Cho Y đi qua bình đựng dung dịch brom dư, khối lượng bình tăng lên bao nhiêu gam
M hh trước= 0.425. 16 = 6,8g
M hh sau = 0,8. 16 = 12,8g
do ko có ankin nào có M <12,8
=> H2 còn dư => toàn bộ lượng ankin đã chuyển thành ankan
=> cho Y vào dd Br2 thì khối lượng bình tăng = 0g
X là một hiđrocacbon khí (đktc), mạch hở. Hiđro hóa hoàn toàn X thu được hiđrocacbon no Y có khối lượng phân tử gấp 1,074 lần khối lượng pân tử X. Công thức phân tử X là
Đặt CTTQ của X là CnH2n+2-2k và Y là CnH2n+2
Có MY = 1,16MX => 14n + 2 = 1,074 (14n + 2 – 2k) => 1,036n+ 0,148 = 2,148k
X là chất khí ở điều kiện thường => n≤ 4 => k⩽
n ≥ 2=>k \geqslant \frac{{1,036.2 + 0,148}}{{2,148}} = 1,03
Vậy k = 2=> n = 4
CTPT của X là C4H6
Một hỗn hợp X gồm 1 ankan A và 1 ankin B có cùng số nguyên tử cacbon. Trộn X với H2 để được hỗn hợp Y. Khi cho Y qua Pt nung nóng thì thu được khí Z có tỷ khối đối với CO2 bằng 1 (phản ứng cộng H2 hoàn toàn). Biết rằng thể tích hỗn hợp X là 6,72 lít và thể tích khí H2 là 4,48 lít. Công thức phân tử và số mol A, B trong hỗn hợp X là (các thể tích khí đo ở đktc)
Phản ứng cộng hidro hoàn toàn
=> sau phản ứng hỗn hợp chỉ chứa ankan
=> tỉ khối đối với CO2=1 => Mtb=44 => C3H8
=> VX=0,3 VH2=0,2 => nAnkin=0,1
=> nAnkan=0,3 - 0,1=0,2
Chia hỗn hợp gồm C3H6, C2H4, C2H2 thành 2 phần đều nhau
Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 22,4 lít CO2 (đktc)
Phần 2: Đem hiđro hóa hoàn toàn rồi đốt cháy thì thể tích CO2 thu được là
nCO2 = 1 mol
Khi hiđro hóa số nguyên tử cacbon không thay đổi nên ta có nCO2 (2) = nCO2(1) = 22,4 lít
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp C2H6, C3H4, C3H8, C4H10 thu được 35,2 gam CO2 và 21,6 gam H2O. Giá trị của m là
nCO2 = 0,8 mol; nH2O = 1,2 mol
m = mC + mH = 0,8. 12 + 1,2. 2 = 12 gam
Hỗn hợp X gồm hiđro và một hiđrocacbon. Nung nóng 14,56 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni xúc tác đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có khối lượng 10,8 gam. Biết tỷ khối của Y so với metan là 2,7 và Y có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Công thức phân tử của hiđrocacbon là
X gồm H2 và hidrocacbon
X →Y. Có ngay: mX = mY = 10,8 gam
nX = 0,65 mol; nY = 10,8: 16: 2,7 = 0,25 mol
Số mol H2 phản ứng: nH2 p/u= nX – nY = 0,65 – 0,25 = 0,4 mol
Phản ứng xảy ra hoàn toàn mà Y làm mất màu brom → H2 phản ứng hết → nH2 trong X = 0,4 mol
=> m hidrocacbon = 10,8 – 0,4. 2 = 10gam
n hidrocacbon = nY = 0,25 mol => M hidrocacbon = 40 => C3H4
Biết 8,1 gam hỗn hợp X gồm C{H_3}C{H_2}C \equiv CH và C{H_3}C \equiv CC{H_3}có thể làm mất màu vừa đủ m gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
Hai chất trong X là đồng phân của nhau và có CTPT là C4H6
nX = 8,1 : 54 = 0,15 mol
Do C4H6 có chứa 2 liên kết π nên nBr2 = 2nX = 0,15. 2 = 0,3 mol
=> mBr2 = 0,3. 160 = 48 gam
Một hỗn hợp X gồm 1 ankin A và H2 có thể tích là 15,68 lít (đkc) cho qua Ni nung nóng, phản ứng hoàn toàn cho ra hỗn hợp Y có thể tích 6,72 lít (Y có H2 dư). Thể tích của A trong X và thể tích H2 dư (đkc) là
Gọi VA = a lít; VH2 = b lít
Ta có: a+b = 15,68
Do A là ankin nên tỉ lệ 1:2 với H2 để tạo thành ankan
V hh khí lúc sau = V ankan + V H2 dư = a + b – 2a = 15,68 – 2a = 6,72 lít
=> a = 4,48 lít = VA
VH2 dư = 6,72 – 4,48 = 2,24 lít
Một hỗn hợp X gồm C2H2, C3H6, CH4. Đốt cháy hoàn toàn 11 gam hỗn hợp X thu được 12,6 gam H2O. Nếu cho 11,2 lít hỗn hợp X (đktc) qua dung dịch brom dư thấy có 100 gam brom phản ứng. Thành phần % thể tích của X lần lượt là
Gọi số mol của mỗi chất lần lượt là a, b, c (mol)
nH2O = 0,7 mol; nBr2 = 0,625 mol
Ta có: 26a + 42b + 16c = 11 (1)
BTNT H: 2a + 6b + 4c = 0,7. 2 (2)
Mặt khác: \frac{{a + b + c}}{{11,2:22,4}} = \frac{{2a + b}}{{0,625}}(3)
Từ (1)(2)(3) => a = 0,2; b = 0,1; c = 0,1
Vậy % thể tích các chất lần lượt là: 50%; 25%; 25%
Hỗn hợp X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (ở đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là
nhh = 0,3 mol
Mtb = 12,4 : 0,3 = 41
Gọi CT anken là CnH2n => CT ankin là CnH2n-2
Vì Mtb = 41 nên ta có: 14n > 41 và 14n- 2 < 41 <=> 41< 14n< 43 => n = 3
Gọi số mol của C3H6 và C3H4 lần lượt là a, b
Ta có: \left\{ \begin{gathered}42a + 40b = 12,4 \hfill \\a + b = 0,3 \hfill \\ \end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered}a = 0,2 \hfill \\ b = 0,1 \hfill \\ \end{gathered} \right.
Một hỗn hợp X gồm C2H2, C3H6, CH4. Đốt cháy hoàn toàn 11 gam hỗn hợp X thu được 12,6 gam H2O. Nếu cho 11,2 lít hỗn hợp X (đktc) qua dung dịch brom dư thấy có 100 gam brom phản ứng. Thành phần % thể tích của X lần lượt là
Gọi số mol của mỗi chất lần lượt là a, b, c (mol)
nH2O = 0,7 mol; nBr2 = 0,625 mol
Ta có: 26a + 42b + 16c = 11 (1)
BTNT H: 2a + 6b + 4c = 0,7. 2 (2)
Mặt khác: \frac{{a + b + c}}{{11,2:22,4}} = \frac{{2a + b}}{{0,625}}(3)
Từ (1)(2)(3) => a = 0,2; b = 0,1; c = 0,1
Vậy % thể tích các chất lần lượt là: 50%; 25%; 25%
Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol C3H4 ; 0,2 mol C2H4 ; 0,35 mol H2 với bột Ni xúc tác được hỗn hợp Y. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch KMnO4 dư, thấy thoát ra 6,72 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 là 12. Bình đựng dung dịch KMnO4 tăng số gam là:
Bảo toàn khối lượng: mX = m tăng + m Z
=> m tăng = mX – mZ = (0,1. 40 + 0,2. 28 + 0,35. 2) – 0,3. 12. 2 = 3,1 gam
Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro có khối lượng là m gam đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Tính giá trị của m.
Giải bài toán theo sơ đồ sau:
X\xrightarrow{{Ni}}\left\{ \begin{gathered}\xrightarrow{{AgN{O_3}/N{H_3}}}{C_2}{H_2}:0,05\,\,mol \hfill \\\xrightarrow{{B{r_2}}}{C_2}{H_4}:0,1\,\,mol \hfill \\\to Z\left\{ \begin{gathered}{H_2} \hfill \\ {C_2}{H_6} \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}{H_2}O:0,25 \hfill \\C{O_2}:0,1 \hfill \\\end{gathered} \right.\xrightarrow{{BTNT\,:H + C}}\left\{ \begin{gathered}{H_2}:0,1 \hfill \\{C_2}{H_6}:0,05 \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\ \end{gathered} \right.
BTKL: {m_X} = {m_{{C_2}{H_2}}} + {m_{{C_2}{H_4}}} + {m_{{C_2}{H_6}}} + {m_{{H_2}}} = 5,8gam
Dẫn 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm C2H2, C2H4, CH4 lần lượt qua bình 1 chứa dung dịch AgNO3 trong NH3 rồi qua bình 2 chứa dung dịch Br2 dư trong CCl4. Ở bình 1 có 7,2 gam kết tủa. Khối lượng bình 2 tăng thêm 1,68 gam. Thể tích (ở đktc) của các khí trong hỗn hợp A lần lượt là
Ta có nX = 0,18 mol mà trong X chỉ có C2H2 tác dụng với AgNO3 trong NH3=> n C2H2= n kết tủa = 0,03 mol.
Lại có trong X co C2H4 tác dụng với dd Br2 => nC2H4= m ( khối lượng bình 2 tăng ) = 1,68: 28= 0,06mol
=> nCH4 = nX - nC2H4 - nC2H2 = 0,18 - 0,06 - 0,03 = 0,09 mol
=> 0,672 lít; 1,344 lít; 2,016 lít.
Cho 1,792 lít hỗn hợp X gồm propin, H2 (đktc, có tỉ khối so với H2 bằng 65/8) đi qua xúc tác nung nóng trong bình kín thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là a. Y làm mất màu vừa đủ 160 gam nước Br2 2%. Giá trị gần đúng nhất của a là
PTHH : C3H4 +2 H2 \xrightarrow[{{t^o}}]{{ + Ni}} C3H8
X có nC3H4 + nH2 = nX = 0,08 mol
X có tỉ khối so với H2 là 65/8 nên MX = 65/8.2 = 65/4 → mX = 40nC3H4 + 2nH2 = nX.MX = 0,08.65/4 = 1,3 g
→ nC3H4= 0,03 mol và nH2 = 0,05 mol
Xét Y : Y + Br2 thì C3H4 + 2 Br2 → C3H4Br2
0,01 mol ← 0,02 mol
→Y có 0,01 mol C3H4 → nC3H8 = nC3H4(X) – nC3H4(Y) = 0,03 – 0,01 =0,02 mol
nH2(Y) = nH2(X) – 2nC3H8(Y) = 0,05 – 2.0,02 = 0,01 mol
→ Y có 0,01 mol H2; 0,01 mol C3H4 và 0,02 mol C3H8 → MY = 32,5 → dY/He = 32,5 : 4 =8,125 gần nhất với 8,12
Hỗn hợp X gồm hiđrocacbon A ở thể khí và H2 dư, tỉ khối của X so với H2 bằng 4,8. Cho X đi qua Ni đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y (tỉ khối hơi của Y so với H2 bằng 8). Công thức phân tử của A là
A + H2 → hidrocacbon B
BTKL mX = mY → MX .nX = MY.nY → 9,6.nX = 16.nY → nY = 0,6nX (mol)
Ta có nA = nB nên nX – nY = nH2(pư) = 0,4nX
Nếu A là anken thì nA = nH2(PƯ) = 0,4nX → nH2(X) = 0,6nX
→ {M_X} = \frac{{A.0,4{n_X} + 2.0,6{n_X}}}{{{n_X}}} = 9,6 \to A = 21 (loại)
Nếu A là ankin hoặc ankadien thì nA = ½ .nH2 PƯ = 0,2 nX
→{M_X} = \frac{{A.0,2{n_X} + 2.0,8{n_X}}}{{{n_X}}} = 9,6 \to A = 40→A là C3H4
Hiđro hóa hoàn toàn ankin X (xt Pd, PbCO3) thu được anken Y có công thức phân tử là C5H10. Vậy Y không thể là anken nào sau đây?
Y không thể là 2-metylbut-1-en vì khi đó X sẽ có công thức là : khi đó C bị thừa hóa trị