Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo C5H10O có khả năng tham gia phản ứng tráng gương ?
C5H10O có khả năng tham gia tráng gương và có số $\pi +v=\frac{2.5-10+2}{2}=1$
=> anđehit no đơn chức mạch hở
CTCT là : CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CHO
CH3 – CH(CH3) – CH2 – CHO
CH3 – CH2 – CH(CH3) – CHO
CH3 – C(CH3)2 – CHO
=> Có 4 CTCT thỏa mãn
(CH3)2CHCHO có tên là
Cả 3 tên gọi đều là tên của (CH3)2CHCHO
Anđehit A (chỉ chứa một loại nhóm chức) có %C và %H (theo khối lượng) lần lượt là 55,81 và 6,97. Chỉ ra phát biểu sai
Ta có %O = 100% - 55,81% - 6,97% = 37,22%
Đặt CTPT của A là CxHyOz
→ x : y : z = $\frac{\%C}{12}:\frac{\%H}{1}:\frac{\%O}{16}$= 2 : 3 : 1→ CTPT là : (C2H3O)n
Ta có số $\pi +v=\frac{2.2n-3n+2}{2}=\frac{n+2}{2}$
Vì A chỉ chứa 1 nhóm chức CHO nên số $\pi +v\ge n\Rightarrow \frac{n+2}{2}\ge n\Rightarrow n\le 2$
Với n = 1 thì A là C2H3O → loại vì không có CTCT phù hợp
Với n = 2 thì A là C4H6O2 → thỏa mãn C2H4(CHO)2
A đúng
B đúng vì A có thể là C3H5COOH
C đúng
D sai vì 1 phân tử A phản ứng cho 4 e 2C+1 → 2C+3 + 4e
Đốt cháy hoàn toàn p mol anđehit X được q mol CO2 và t mol H2O. Biết p = q - t. Mặt khác 1 mol X tráng gương được 4 mol Ag. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit
X có số C = $\frac{q}{p}$ và số H = $\frac{2t}{p}$ nên số $\pi +v=\frac{2.\frac{q}{p}-\frac{2t}{p}+2}{2}=2$
Mà 1 mol X tráng gương tạo 4 mol Ag nên X có 2 nhóm CHO ( vì X không thể là HCHO)
=> X hai chức no mạch hở
Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V lít khí H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được một hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z ; cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là anđehit
V lít X + 3V lít H2→ 2V lít Y nên V lít X tác dụng với 2V H2 tạo chất no
=> X có số $\pi =2$
Chất Z trong Y + Na → H2 và có nZ = nH2 nên có 2 nhóm OH
=> X có 2 nhóm CHO
=> X là anđehit no 2 chức
A là axit cacboxylic mạch hở, chưa no (1 nối đôi C=C), công thức CxHyOz. Chỉ ra mối liên hệ đúng
Axit cacboxylic mạch hở, chưa no (1 nối đôi C=C) là
CnH2n-m(COOH)m → Cn+mH2nO2m
=> (n+m).2= 2n + 2m
=> y + z = 2x → y = 2x – z
Axit cacboxylic đơn chức mạch hở phân nhánh (A) có % O (theo khối lượng) là 37,2. Chỉ ra phát biểu sai
Gọi CTPT của A là CnHmO2
$\% O = \frac{{16.2}}{{{M_A}}}.100\% = 37,2\% \to {M_A} = 86 \to 12n + m = 54$
Chọn n = 4 và m = 6
=> A là C4H6O2
=>A là CH2 = C (CH3) - COOH
A đúng
B đúng
C sai vì A không có đồng phân hình học
D đúng
Axit hữu cơ A có thành phần nguyên tố gồm 40,68% C ; 54,24% O. Để trung hòa 0,05 mol A cần 100ml dung dịch NaOH 1M. CTCT của A là
nNaOH = 0,1 mol
Ta có: $\frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_X}}} = \frac{{0,1}}{{0,05}} = 2$
=> A có 2 nhóm COOH
=> A có CTPT CxHyO4
$\% O = \frac{{16.4}}{{{M_A}}}.100\% = 54,24\% \to {M_A} = 118$
$\% C = \frac{{12n}}{{{M_A}}}.100\% = 40,68\% \to n = 4$
Mà MA = 12.4 + y + 16.4 = 118
=> y =6
=> A là C4H6O4 hay C2H4(COOH)2
Hợp chất CH3CH2(CH3)CH2CH2CH(C2H5)COOH có tên quốc tế là
CH3CH2(CH3)CH2CH2CH(C2H5)COOH có tên quốc tế là axit 2-etyl-5-metyl hexanoic.
Trong dãy đồng đẳng của các axit đơn chức no, HCOOH là axit có độ mạnh trung bình, còn lại là axit yếu (điện li không hoàn toàn). Dung dịch axit axetic có nồng độ 0,001 mol/l có pH là
Ta có phương trình phân li: CH3COOH $ \rightleftharpoons $ CH3COO- + H+
Mà [CH3COOH] = 0,001 M nên [H+] < [CH3COOH] =0,001 M
→ pH > 3 → 3 < pH < 7
Giá trị pH của các axit CH3COOH, HCl, H2SO4 được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là
Ta có H2SO4 > HCl > CH3COOH nên pH xếp theo tăng dần là H2SO4 , HCl , CH3COOH
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic được mol CO2 = mol H2O. X gồm
Trong nhóm COO của axit có 1 nối đôi C=O
=> Trong nhóm COO có 1 pi
Mà nCO2 = nH2O nên X gồm 2 axit no mạch hở đơn chức
Để trung hòa 0,2 mol hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic cần 0,3 mol NaOH. X gồm có
Xét tỉ lệ: $\frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_X}}} = \frac{{0,3}}{{0,2}} = 1,5$
=> X chắc chắn có 1 axit cacboxylic đơn chức và 1 axit đa chức
Cho các chất : CaC2 (I), CH3CHO (II), CH3COOH (III), C2H2 (IV). Sơ đồ chuyển hóa đúng để điều chế axit axetic là
Sơ đồ điều chế: CaC2 → C2H2 → CH3CHO → CH3COOH
PTHH: CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2
C2H2 + H2O $\xrightarrow{{HgS{O_4},{t^o}}}$ CH3CHO
CH3CHO + O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CH3COOH
Chỉ ra thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất ?
Nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ tăng dần là hidrocacbon < anđehit < xeton < este < ancol < axit
→ nhiệt độ sôi tăng dần của các chất là CH3CHO, C2H5OH ; CH3COOH
A là ancol đơn chức no hở, B là axit cacboxylic no hở đơn chức. Biết MA=MB. Phát biểu đúng là
Gọi công thức của A là CnH2n+2O
B là CmH2mO2
Vì MA= MB nên 14n + 18 = 14m + 32
→ 14n = 14m + 14→ n = m + 1
A sai vì m và n khác nhau
B sai vì m ≠ n
C đúng
D sai vì m = n - 1
Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng CTPT C3H4O2. X tác dụng với CaCO3 tạo ra CO2. Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo Ag. CTCT thu gọn phù hợp của X, Y lần lượt là
X + CaCO3 → CO2 nên X là axit → X là C2H3COOH
Y + AgNO3/NH3 → Ag nên Y có chứa nhóm CHO hoặc có chất có gốc bắt đầu là HCOO-
→ Y là HCOOCH=CH2 hoặc CH2(CHO)2
Xét đáp án => X là C2H3COOH, Y là CH2(CHO)2
Cho chuỗi phản ứng : C2H6O → X → axit axetic $\xrightarrow{+C{{H}_{3}}OH}$ Y. CTCT của X, Y lần lượt là
Axit axetic tác dụng với CH3OH tạo thành Y
=> Y là CH3COOCH3
Chọn B
Chuỗi phản ứng: C2H6O → CH3CHO → CH3COOH → CH3COOCH3
PTHH:
C2H5OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O
CH3CHO + O2 → CH3COOH
CH3COOH + CH3OH $\overset {{H_2}S{O_4}} \leftrightarrows $ CH3COOCH3 + H2O
Cho các chất sau : CH3CH2CHO (1) ; CH2=CHCHO (2) ; CH≡CCHO (3) ; CH2=CHCH2OH (4) ; (CH3)2CHOH (5). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) cùng tạo ra một sản phẩm là
Ta có PTHH:
CH3CH2CHO + H2 → CH3CH2CH2OH
CH2=CHCHO + 2H2 → CH3CH2CH2OH
CH≡CCHO + 3H2 → CH3CH2CH2OH
CH2=CHCH2OH + H2 → CH3CH2CH2OH
(CH3)2CHOH + H2 → không pư
=> cả 4 đầu chất đều pư tạo ra CH3CH2CH2OH
Chỉ dùng thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt 4 lọ mất nhãn chứa : foocmon ; axit fomic ; axit axetic ; ancol etylic ?
+) AgNO3 sẽ tạo kết tủa với HCOOH và HCHO => không nhận biết được loại A
+) CuO chỉ tan trong HCOOH và CH3COOH => không nhận biết được loại B
+) Cu(OH)2 tạo kết tủa đỏ gạch với HCHO.
Cu(OH)2 tan trong HCOOH và CH3COOH cho dung dịch màu xanh đun nóng thì ống đựng HCOOH sẽ có kết tủa đỏ gạch. Ống còn lại là C2H5OH
=> Chọn C.
+) NaOH chỉ tác dụng với HCOOH và CH3COOH dung dịch trong suốt => Không nhận biết được loại D
PTHH : CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + H2O
HCOOH + Cu(OH)2 → (HCOO)2Cu + H2O
HCOOH + 2Cu(OH)2 + OH- → 3H2O + HCO3- + Cu2O
HCHO + Cu(OH)2 + OH- → H2O + HCO3- + Cu2O