Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 1M. Muối thu được sau phản ứng là
Bước 1: Tính tỉ lệ \((*) = \dfrac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{{H_3}P{O_4}}}}}\)
\({n_{NaOH}}\, = \,0,3\,mol\)
\({n_{{H_3}P{O_4}}}\, = \,0,2\,mol\)
=> \((*) = \dfrac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{{H_3}P{O_4}}}}} = \dfrac{{0,3}}{{0,2}}\) = 1,5
Bước 2: Xác định muối tạo thành
Ta có: \(1 < (*) = \dfrac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{{H_3}P{O_4}}}}} < 2\)
Vậy tạo muối NaH2PO4 và Na2HPO4
Trộn lẫn 100 ml dung dịch KOH 1M với 50 ml dung dịch H3PO4 1M thì nồng độ mol của muối trong các dung dịch thu được là
nOH- = nKOH = 0,1 mol
nH3PO4 = 0,05 mol
=> nOH-/nH3PO4 = 0,1/0,05 = 2
=> Tạo muối K2HPO4
2KOH + H3PO4 → K2HPO4 + 2H2O
0,1 → 0,05 (mol)
=> CM K2HPO4 = 0,05 : (0,1 + 0,05) = 0,33M
Cho 44g NaOH vào dung dịch chứa 39,2g H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hỏi những muối nào thu được và khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu ?
nNaOH = 1,1 mol
nH3PO4 = 0,4 mol
2 < nNaOH : nH3PO4 = 1,1 : 0,4 = 2,75 < 3
=> Tạo muối Na2HPO4 (x mol) và Na3PO4 (y mol)
BT “Na”: nNaOH = 2nNa2HPO4 + 3nNa3PO4 => 2x + 3y = 1,1 (1)
BT “P”: nH3PO4 = nNa2HPO4 + nNa3PO4 => x + y = 0,4 (2)
Giải (1) và (2) được x = 0,1 và y = 0,3
=> mNa2HPO4 = 0,1.142 = 14,2 (g) và mNa3PO4 = 0,3.164 = 49,2 (g)
Để phân biệt dung dịch Na3PO4 và dung dịch NaNO3 nên dùng thuốc thử nào sau đây?
Để nhận biết PO43- ta sử dụng ion Ag+ tạo kết tủa màu vàng theo PTHH:
Ag+ + PO43- → Ag3PO4↓
Thêm 0,15 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch có các muối:
Ta có: \(1 < (*) = \dfrac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{{H_3}P{O_4}}}}} = \dfrac{{0,15}}{{0,1}} = 1,5 < 2\)
=> Tạo muối NaH2PO4 và Na2HPO4
Khi cho 2 mol NaOH tác dụng hoàn toàn với 1 mol H3PO4 thì thu được muối là
\((*) = \dfrac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{{H_3}P{O_4}}}}} = \dfrac{2}{1} = 2\)
=> Muối Na2HPO4
Cho m gam P2O5 tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (không chứa H3PO4), cô cạn dung dịch X thu được 193m/71 gam chất rắn khan. Nếu cho X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
Đặt nP2O5 = x mol → nH3PO4 = 2x mol
Nếu KOH vẫn còn dư → Chất rắn gồm K3PO4 (2x mol) và KOH dư (0,5- 6x) mol
→ 212.2x + 56. (0,5-6x) = 193.142/171
Suy ra x = 0,094
Loại vì 0,5 - 6x < 0. Vậy KOH phản ứng hết.
Khi đó nH2O = nKOH = 0,5 mol
Theo bảo toàn khối lượng: mH3PO4 + mKOH = mmuối + mH2O
→ 98.2x + 0,5.56 = 193.142x/71 + 0,5.18 → x = 0,1 → m = 14,2
Ta có: nH3PO4 = 0,2 mol và nKOH = 0,5 mol → X chứa K3PO4 (0,1 mol) và K2HPO4 (0,1 mol)
Vậy kết tủa gồm Ba3(PO4)2 (0,05 mol) và BaHPO4 (0,1 mol) → mkết tủa = 53,35 gam
Cho 20 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4. Hỏi muối nào được tạo thành? Khối lượng là bao nhiêu ?
nNaOH = 0,5 mol
nH3PO4 = 0,4 mol
1 < nNaOH : nH3PO4 = 0,5:0,4 = 1,25 < 2
=> Tạo thành 2 muối: NaH2PO4 (x mol) và Na2HPO4 (y mol)
BT “Na”: x + 2y = nNaOH = 0,5
BT “P”: x + y = nH3PO4 = 0,4
=> x = 0,3 và y = 0,1
mNaH2PO4 = 0,3.120 = 36 (g)
mNa2HPO4 = 0,1.142 = 14,2 (g)
Số loại ion có trong dung dịch axit photphoric là bao nhiêu nếu không tính đến sự điện li của nước?
Trong dung dịch H3PO4 phân li thuận nghịch theo 3 nấc:
Nấc 1: H3PO4 $\underset{{}}{\overset{{}}{\longleftrightarrow}}$ H+ + H2PO4-
Nấc 2: H2PO4- $\underset{{}}{\overset{{}}{\longleftrightarrow}}$ H+ + HPO42-
Nấc 3: HPO42- $\underset{{}}{\overset{{}}{\longleftrightarrow}}$ H+ + PO43-
=> trong dung dịch axit photphoric có 4 loại ion
Axit H3PO4 và HNO3 cùng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây ?
Axit H3PO4 và HNO3 cùng phản ứng được với KOH, NaHCO3, NH3, ZnO
A sai vì CuCl2 không tác dụng với HNO3
C sai vì BaSO4 không tác dụng với HNO3
D sai vì KCl không tác dụng với cả 2 axit
Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt dung dịch HNO3 và H3PO4 ?
Hóa chất dùng để phân biệt HNO3 và H3PO4 là Ca(OH)2. HNO3 không hiện tượng còn H3PO4 xuất hiện kết tủa
2H3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 ↓ + 6H2O
Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng :
Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng :
3P + 5HNO3 + 2H2O → 3H3PO4 + 5NO
Trong công nghiệp, để thu được axit photphoric có độ tinh khiết và nồng độ cao hơn, người ta điều chế bằng phản ứng :
Để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao hơn, người ta đốt cháy photpho để thu được P2O5, rồi cho P2O5 tác dụng với nước
\(4P + 5{{\text{O}}_2}\xrightarrow{{{t^0}}}2{P_2}{O_5}\)
P2O5 + 3H2O \( \to\) 2H3PO4
Nhóm chỉ gồm các muối trung hoà là :
Nhóm chỉ gồm các muối trung hoà là : CH3COONa, NaH2PO2, K2HPO3
Vì H3PO3 là axit 2 nấc, HPO32- không còn khả năng phân li ra H+
Cho sơ đồ sau: HCl + muối X → NaCl + H3PO4. Có bao nhiêu muối X thỏa mãn sơ đồ trên ?
X có thể là các muối Na3PO4, Na2HPO4, NaH2PO4
Chọn câu sai:
- Tất cả muối H2PO4- đều tan;
- Muối PO43- và HPO42- chỉ có muối của kim loại kiềm và amoni tan được.
=> câu sai là B. Tất cả các muối hiđrophotphat đều tan trong nước.
Cho dung dịch muối X vào dung dịch Na3PO4 thấy có kết tủa màu vàng. X là muối nào sau đây ?
3AgNO3 + Na3PO4 → Ag3PO4↓ (vàng) + 3NaNO3
Thuốc thử duy nhất để nhận biết các dung dịch : NaNO3, NaCl, Na3PO4, Na2S là :
Dùng dung dịch AgNO3
|
NaNO3 |
NaCl |
Na3PO4 |
Na2S |
Dung dịch AgNO3 |
Không hiện tượng |
↓ trắng |
↓ vàng |
↓ đen |
Thuốc thử để nhận biết các dung dịch : HCl, NaCl, Na3PO4, H3PO4 là
Dùng dung dịch AgNO3 và quỳ tím
|
HCl |
NaCl |
Na3PO4 |
H3PO4 |
Quỳ tím |
Chuyển đỏ |
Không đổi màu |
Chuyển xanh |
Chuyển đỏ |
Dung dịch AgNO3 |
↓ trắng |
|
|
↓ vàng |
Hãy cho biết 2 chất nào sau đây không tác dụng với nhau ?
2 chất không tác dụng với nhau là Na3PO4 + Na2HPO4.