Phenol tác dụng với tất cả nhóm chất nào trong nhóm các chất sau?
A đúng
B sai vì HCl không phản ứng
C sai vì CaCO3 và CH3COOH không phản ứng
D sai vì CO2 + H2O không phản ứng
Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(1) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.
(2) Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Nguyên tử H ở nhóm OH ở phenol linh động hơn trong ancol.
(4) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.
(5) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa.
Số phát biểu đúng là
(1) sai, vì phenol tan ít trong nước lạnh.
(2) đúng, vì tính axit của phenol rất yếu nên không làm đổi màu quỳ tím
(3) đúng, vì ảnh hưởng của vòng benzen nên H ở nhóm OH của phenol linh động hơn so với ancol
(4) đúng, do ảnh hưởng của nhóm OH lên vòng benzen
(5) đúng
Vậy số phát biểu đúng là 4.
Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
- Nhóm -OH ảnh hưởng đến gốc C6H5- khiến phản ứng thế vào vòng benzen của phenol dễ dàng hơn so với benzen C6H6
⟹ Phản ứng thể hiện sự ảnh hưởng này là phản ứng của phenol với Br2
- So sánh phản ứng của phenol và benzen với Br2:
C6H5OH + 3Br2 (dd) → C6H2OHBr3 ↓ + 3HBr (không cần xúc tác)
C6H6 + Br2 (khan) → C6H5Br + HBr (xúc tác bột sắt)
Phenol (C6H5OH) không phản ứng với chất nào sau đây?
- Phenol có khả năng phản ứng với Na, NaOH, dung dịch Br2 theo các PTHH:
2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH ↓ + 3HBr
- Phenol không phản ứng với NaHCO3.
Vào năm 1832, phenol (C6H5OH) lần đầu tiên được tách ra từ nhựa than đá. Phenol rất độc. Khi con người ăn phải thức phẩm có chứa phenol có thể bị ngộ độc cấp, tiêu chảy, rối loạn ý thức, thậm chí tử vong. Phenol không có phản ứng với:
- Phenol có thể phản ứng với: K, nước Br2, dd NaOH.
2C6H5OH + 2K → 2C6H5OK + H2
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH ↓ + 3HBr
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
- Phenol không phản ứng được với KCl.
Cho các phát biểu sau:
(a) Phenol (C6H5-OH) là một ancol thơm.
(b) Phenol tác dụng với dung dịch natri hidroxit tạo thành muối tan và nước.
(c) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
(d) Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ do nó có tính axit.
(e) Hợp chất C6H5-CH2-OH là phenol.
Số phát biểu đúng là:
(a) sai. C6H5OH có nhóm OH gắn trực tiếp với vòng thơm nên thuộc loại hợp chất phenol.
(b) đúng. PTHH: C6H5OH + Na → C6H5ONa (muối tan) + H2O
(c) đúng. Do ảnh hưởng của nhóm OH lên vòng benzen.
(d) sai vì phenol có tính axit rất yếu không làm đổi màu quỳ tím.
(e) sai vì C6H5CH2OH có nhóm OH không đính trực tiếp vào vòng benzen nên không phải phenol.
⟹ 2 phát biểu đúng
Phenol (C6H5OH) không phản ứng với chất nào sau đây
Phenol không tác dụng với dd HCl
Phenol không tác dụng với
- Phenol không phản ứng với dung dịch HCl
- Phenol tác dụng với Br2, Na, NaOH theo các PTHH:
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH ↓ + 3HBr
2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
Cho các phát biểu sau:
(a) Phenol (C6H5-OH) là một ancol thơm.
(b) Phenol tác dụng với dung dịch natri hidroxit tạo thành muối tan và nước.
(c) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
(d) Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ do nó có tính axit.
(e) Hợp chất C6H5-CH2-OH là phenol.
Số phát biểu sai là:
(a) sai. C6H5OH có nhóm OH gắn trực tiếp với vòng thơm nên thuộc loại hợp chất phenol.
(b) đúng. PTHH: C6H5OH + Na → C6H5ONa (muối tan) + H2O
(c) đúng. Do ảnh hưởng của nhóm OH lên vòng benzen.
(d) sai vì phenol có tính axit rất yếu không làm đổi màu quỳ tím.
(e) sai vì C6H5CH2OH có nhóm OH không đính trực tiếp vào vòng benzen nên không phải phenol.
⟹ 3 phát biểu sai
Số đồng phân phenol ứng với công thức phân tử C7H8O là:
Dựa vào định nghĩa phenol: Phenol là hợp chất hữu cơ có nhóm –OH liên kết trực tiếp với vòng benzen.
Vậy có 3 đồng phân phenol.
Chọn một phát biểu đúng:
A sai vì ancol thơm cũng chứa vòng benzen và nhóm -OH.
B sai vì hợp chất hữu cơ chứa nhóm -OH liên kết với nguyên tử C thuộc mạch nhánh của vòng benzen là ancol thơm
C đúng.
Cho các chất có công thức cấu tạo :
Chất nào không thuộc loại phenol?
Phenol là hợp chất hữu cơ có nhóm –OH liên kết trực tiếp với vòng benzen.
Vậy chất (2) và (3) là phenol.
Chất (1) có nhóm –OH đính vào nguyên tử cacbon no nên chất (1) là ancol thơm.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Phát biểu C không đúng vì phenol có tính axit.
Phát biểu nào sau đây sai ?
D sai vì phenol là axit rất yếu, không làm quỳ tím hóa đỏ.
Phenol lỏng và ancol etylic đều phản ứng được với chất nào sau đây ?
Phenol và ancol đều phản ứng với kim loại kiềm (Na):
C6H5OH + Na → C6H5ONa + ½ H2
C2H5OH + Na → C2H5ONa + ½ H2
Ancol và phenol đều cho phản ứng với:
Ancol và phenol đều cho phản ứng với kim loại kiềm nên đều phản ứng với kim loại kali.
Cho các phát biểu sau về phenol C6H5OH:
(1) Phenol vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na.
(2) Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Nguyên tử H ở nhóm OH của phenol linh động hơn trong ancol.
(4) Dung dịch natriphenolat tác dụng với CO2 tạo thành Na2CO3.
(5) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa.
Số phát biểu đúng là
Các phát biểu đúng là (1), (2), (3), (5) (có 4 phát biểu đúng)
Phát biểu (4) sai vì: phản ứng tạo thành NaHCO3.
\({C_6}{H_5}ONa{\text{ }} + {\text{ }}C{O_2} + {\text{ }}{H_2}O{\text{ }} \to {\text{ }}{C_6}{H_5}OH{\text{ }} + {\text{ }}NaHC{O_3}\)
Một chất tác dụng với dung dịch natri phenolat tạo thành phenol. Chất đó là
Tính axit của C6H5OH < H2CO3 nên muối C6H5ONa bị axit cacbonic đẩy ra khỏi muối
CO2 + H2O + C6H5ONa → C6H5OH + NaHCO3
Trong một lần làm thí nghiệm chẳng may do sơ ý, bạn An đã làm phenol đổ ra tay và bị bỏng. Cô giáo thấy vậy liền cấp cứu sơ bộ cho An như sau: “Rửa nhiều lần bằng glixerol cho tới khi màu da trở lại bình thường rồi rửa lại bằng nước, sau đó băng chỗ bỏng bằng bông tẩm glixerol”. Em hãy giải thích tại sao cô giáo lại làm như vậy?
Do sự tan của phenol trong glixerol lớn hơn rất nhiều trong da nên glixerol sẽ kéo/chiết dần phenol ra.
Để rửa sạch chai lọ đựng phenol, nên dùng cách nào sau đây?
Để rửa sạch chai lọ đựng phenol ta nên dùng dung dịch NaOH sau đó rửa lại bằng nước vì phenol phản ứng với NaOH sinh ra C6H5ONa là chất tan nhiều trong nước, dễ dàng bị rửa trôi bằng nước.
PTHH: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O.