Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic cần vừa đủ V lít oxi (đktc) thu được 0,3 mol CO2 và 5,4 gam H2O. Giá trị của V là
nH2O = 5,4 : 18 = 0,3 mol
Ta thấy: nCO2 = nH2O => Axit là axit no, đơn chức, mạch hở => nO(axit) = 2naxit = 0,2 mol
CnH2nO2 + (3n-2)/2 O2 → nCO2 + nH2O
BTNT "O": nO(axit) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
=> 0,2 + 2nO2 = 2.0,3 + 0,3 => nO2 = 0,35 mol => VO2 = 0,35.22,4 = 7,84 lít
Đốt cháy a mol axit X đơn chức được x mol CO2 và y mol H2O. Biết rằng x – y = a. Công thức tổng quát của X là
Vì naxit = nCO2 – nH2O => trong CTPT của X có 2 liên kết pi => X no, 2 chức hoặc X có 1 nối đôi C=C và 1 chức –COOH
Cho các chất : (1) ankan; (2) ancol no, đơn chức, mạch hở; (3) xicloankan; (4) ete no, đơn, hở; (5) anken; (6) ancol không no (1 liên kết C=C), hở; (7) ankin; (8) anđehit no, đơn, hở; (9) axit no, đơn, hở; (10) axit không no (1 liên kết C=C), hở. Dãy gồm các chất mà khi đốt cháy cho số mol của CO2 và H2O bằng nhau là :
Đốt cháy các chất có CTPT dạng CnH2nOx thì thu được nCO2 = nH2O
=> các chất thỏa mãn là: (3) xicloankan; (5) anken; (6) ancol không no (1 liên kết C=C), hở; (8) anđehit no, đơn, hở; (9) axit no, đơn, hở.
Đốt cháy hết a mol axit X được 2a mol CO2. Để trung hoà vừa hết a mol X cần 2a mol NaOH. Tìm X
nCO2 / nX = 2 => X chứa 2 C
X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 => X chứa 2 nhóm –COOH
=> X là HOOC-COOH
Trong phân tử axit cacboxylic X có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Tên gọi của X là
Vì đốt cháy X thu được nCO2 = nH2O => X có dạng CnH2nOz
Số nguyên tử C = số nhóm chức => số O trong X gấp đôi số C
=> X có dạng: CnH2nO2n
Với n = 1 => X là CH2O2 > X là axit fomic: HCOOH
Với n =2 => X là C2H4O4 (không thỏa mãn)
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị V là
Gọi axit là RCOOH
Ta có n axit = 0,1 mol => n O trong axit = 0,2 mol
Áp dụng ĐLBT nguyên tố O: nO trong axit + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O
=> n O2 = (0,2 + 0,6 – 0,2) / 2 = 0,3
=> V = 0,3. 22,4 = 6,72 lít
Đốt cháy hết m gam một axit no, đơn chức, mạch hở được (m + 2,8) gam CO2 và (m – 2,4) gam H2O. Công thức phân tử của axit là
Đốt cháy hết m gam một axit no, đơn chức, mạch hở => n H2O = n CO2
$=>\frac{m\text{ }+\text{ }2,8}{44}=\frac{m\text{ }\text{ }2,4}{18}=>m=6\text{ }g~$
CnH2nO2 → nCO2 + nH2O
$\frac{6}{14n+32}\,\,\to \,\,0,2~$
=> 6n = 0,2.(14n + 32)
=> n =2 => C2H4O2 hay CH3COOH
Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất A, thu được 2,24 lít CO2 (ở đktc) và 1,8 gam nước. Tỷ khối hơi của A so với metan là 3,75. Công thức cấu tạo của A biết A tác dụng được với NaHCO3 tạo khí là
nCO2 = 0,1 mol; nH2O = 0,1 mol
=> mC = 1,2 gam; mH = 0,2 gam
Bảo toàn khối lượng của axit: maxit = mC + mH + mO => mO = 1,6 gam
=> nC : nH : nO = 0,1 : 0,2 : 0,1 = 1 : 2 : 1 => CTPT có dạng CnH2nOn
MA = 3,75.16 = 60 => n = 2
=> CTPT: C2H4O2
Vì A tác dụng với NaHCO3 tạo khí => A là axit CH3COOH
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai axit hữu cơ là đồng đẳng kế tiếp ta thu được 6,6 gam CO2. Khi cho 0,1 hỗn hợp X tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thì khối lượng kết tủa thu được là
${{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{6,6}{44}=0,15\ mol$
=> số C trung bình = 0,15 / 0,1 = 1,5 mol => hỗn hợp X chứa axit HCOOH
=> axit còn lại là CH3COOH
Gọi a, b lần lượt là số mol của HCOOH và CH3COOH
Ta có: a + b = 0,1 mol
Ta có: $\overline{n}=\frac{a+2b}{a+b}=1,5\Rightarrow a=b=\frac{0,1}{2}=0,05\ mol$
Chỉ có HCOOH tham gia phản ứng tráng gương.
HCOOH $\xrightarrow{AgN{{O}_{3}}/N{{H}_{3}}}$ 2Ag
0,05 mol 0,1 mol
=> mAg = 0,1.108 = 10,8 gam
Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là
Đặt y và z là số mol Y, Z trong mỗi phần. Gọi n là số C.
nH2 = y/2 + z = 0,2 => y + 2z = 0,4 (1)
nCO2 = n.y + n.z = 0,6 (2)
(1) => 2y + 2z > 0,4 => y + z = 0,2
Kết hợp (2) => n < 3
Vì n ≥ 2 và n < 3 => n = 2
Thay n = 2 vào (2), kết hợp với (1) => y = 0,2 và z = 0,1
Vậy X gồm CH3COOH (0,2 mol) và HOOC-COOH (0,1 mol)
=> %mZ = 42,86%
Trung hoà 3,88 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 5,2 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là
Gọi X có dạng CnH2nO2
CnH2nO2 → CnH2n-1O2Na
\( = > \,\,\frac{{3,88}}{{14n + 32}} = \frac{{5,2}}{{14n + 54}}\,\,\, = > \,\,n = 7/3\)
=> nCnH2nO2 = nCnH2n-1O2Na = (5,2 – 3,88) / 22 = 0,06 mol
Đốt cháy hỗn hợp X thu được nCO2 = nH2O = n.nCnH2nO2 = 0,06n = 0,06.7/3 = 0,14 mol
Bảo toàn O: nO trong axit + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O
=> nO2 = (0,14.3 – 0,06.2) / 2 = 0,15 mol
=> V = 3,36 lít
Cho hỗn hợp X gồm 2 axit no : G1 đơn chức và G2 hai chức. Nếu đốt cháy hết 0,3 mol X được 11,2lít CO2 đktc. Để trung hoà vừa hết 0,3 mol X cần vừa hết 500 ml dung dịch NaOH 1M . G1 và G2 lần lượt là
nCO2 = 0,5 mol và nNaOH = 0,5 mol
Gọi CT trung bình của 2 axit đó là CxHy(COOH)z
CxHy(COOH)z + zNaOH → CxHy(COONa)z + zH2O
0,3 0,5
$=>\text{ }z=\frac{0,5}{0,3}=1,67$ => có axit đơn chức
CxHy(COOH)z + O2 → (x + z) CO2 + (y + z) H2O
$=>\text{ }x+z=\frac{0,5}{0,3}=1,67=>\text{ }x=0$
=> 2 axit này đều không có C ở ngoài nhóm chức => số C nhỏ hơn hoặc bằng 2
mà số C trung bình = 1,67 => có axit 1 chức và axit 2 chức
=> HCOOH và (COOH)2
Cho X và Y là hai axit cacboxylic mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon, trong đó X đơn chức, Y hai chức. Chia hỗn hợp gồm X và Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng hết với Na, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp là
${{n}_{{{H}_{2}}}}=0,2\,\,mol;\text{ }{{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,6\,\,mol$
Đặt y = nY; z = nZ
Từ phản ứng với Na => $\frac{y}{2}+z=0,2~\text{ (1) =}>\text{ }y+\text{ }z>0,2$
=> Số $\bar{C}<\frac{0,6}{0,3}=3$, vì Z hai chức nên Z chỉ có thể là HOOC – COOH
= > chất còn lại là CH3COOH.
= >2y + 2z = 0,6 (2)
Từ (1),(2) => y = 0,2; z = 01
= > %mHOOC–COOH = $\frac{0,1.90}{0,1.90\text{ }+\text{ }0,2.60}.100%=42,86\text{ }%$
Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hóa (H = 80%) thì số gam este thu được là
nCO2 = 1,5 mol; nH2O = 1,4 mol
=> số C trung bình = 3 và số H trung bình = 5,6
X là C3H8O; Y là C3H4O2 hoặc C3H2O2
Vì nY > nX => số H trung bình gần Y hơn (Nếu Y là C3H4O2 thì < 6 còn nếu Y là C3H2O2 thì < 5)
=> X là C3H8O (a mol) và Y là C3H4O2 (b mol)
Bảo toàn C: nCO2 = 3a + 3b = 1,5
Bảo toàn H: nH2O = 4a + 2b = 1,4
=> a = 0,2; b = 0,3
C3H7OH + CH2=CH-COOH $\overset{{}}{\leftrightarrows}$ CH2=CH-COO-C3H7
=> n CH2=CH-COO-C3H7 = 0,2.80% = 0,16 mol
=> m = 18,24 gam
Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hòa m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là
nCO2 = 0,68 mol; nH2O = 0,65 mol
Axit panmitic, axit stearic cháy cho nCO2 = nH2O
=> nC17H31COOH = (nCO2 – nH2O) / 2 = 0,015 mol
Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic, axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc) thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là
X tác dụng với NaHCO3 => nCOOH = nCO2 = 0,7 mol
Đốt cháy X: nO2 = 0,4 mol và nCO2 = 0,8 mol
Bảo toàn O: 0,7.2 + 0,4.2 = 0,8.2 + y => y = 0,6
Hóa hơi 8,64 gam hỗn hợp gồm 1 axit no, đơn chức, mạch hở X và một axit no, đa chức Y (có mạch C hở, không phân nhánh) thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 2,8 gam N2 (đo cùng ở điều kiện nhiệt độ, áp suất). Đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam hỗn hợp 2 axit trên thu được 11,44 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là
- Y mạch hở, đa chức, không phân nhán => Y 2 chức
- X là CnH2nO2 (x mol); Y là CmH2m-2O4 (y mol)
=> nN2 = x + y = 0,1 mol
- nCO2 = n.x + n.y = 0,26
- mhh = x.(14n + 32) + y.(14m + 62) = 8,64
=> x = 0,04 và y = 0,06
=> 0,04n + 0,06m = 0,26 => n + 3m = 13
- Do n ≥ 1 và m ≥ 2 => n = 2 và m = 3
=> X là CH3COOH (0,04 mol) và Y là HOOC-CH2-COOH (0,06 mol)
=> %mX = 27,78%
Hỗn hợp khí và hơi X gồm C2H4, CH3CHO, CH3COOH. Trộn X với V lít H2 (đktc), rồi cho qua Ni, đốt nóng thu được hỗn hợp Y (gồm khí và hơi). Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là :
- Ta thấy X gồm toàn các chất có 1π
=> Khi đốt cháy cho số mol CO2 và H2O bằng nhau
=> nH2O – nCO2 = nH2 = 0,05 mol
=> V = 1,12 lit
Một hỗn hợp X gồm axetilen, anđehit fomic, axit fomic và H2. Lấy a mol hỗn hợp X cho qua Ni, đốt nóng thu được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ và H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15 gam kết tủa và khối lượng dung dịch nước vôi giảm 3,9 gam. Giá trị của a là
X : C2H2 ; CH2O ; CH2O2 ; H2 với số mol lần lượt là a ; b ; c ; d
=> Bảo toàn nguyên tố : nCO2 = nC(X) = 2a + b + c = 0,15 mol
Bảo toàn nguyên tố H: nH2O = ½ nH(X) = a + b + c + d = nX = a
=> mdd giảm = mCaCO3 – mCO2 – mH2O
=> 3,9 = 15 – 44.015 – 18nH2O => nH2O = 0,25 mol = a
Hỗn hợp X gồm anđehit axetic, axit butiric, etilen glicol và axit axetic trong đó axit axetic chiếm 27,13% khối lượng hỗn hợp. Đốt 15,48 gam hỗn hợp X thu được V lít CO2 (đktc) và 11,88 gam H2O. Hấp thụ V lít CO2 (đktc) vào 400 ml dd NaOH x mol/l thu được dung dịch Y chứa 54,28 gam chất tan. Giá trị của x là:
X có : C2H4O ; C4H8O2 ; C2H6O2 ; C2H4O2
Qui về : C2H4O : a mol ; C2H6O2 : b mol ; C2H4O2
mC2H4O2 = 0,07 mol
=> 44a + 62b = 11,28 gam
Bảo toàn H : 4a + 6b + 4.0,07 = 2nH2O = 2.0,66 mol
=> a = 0,2 ; b = 0,04 mol
=> nCO2 = 0,62 mol
Giả sử tạo x mol Na2CO3 và y mol NaHCO3
=> 54,28 = 106x + 84y và nC = 0,62 = x + y
=> x = 0,1 ; y = 0,52 mol
=> nNaOH = 0,4x = 2.0,1 + 0,52 => x = 1,8M