Cho sơ đồ sau: P $\xrightarrow{+Ca,{{t}^{o}}}$ X $\xrightarrow{+{{H}_{2}}O}$ khí Y $\xrightarrow{+{{O}_{2}},{{t}^{o}}}$ H3PO4 $\xrightarrow{+Ca{{(OH)}_{2}}dư}$M. Vậy X, Y, M tương ứng là
2P + 3Ca $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Ca3P2
(X)
Ca3P2 + 6H2O → 3Ca(OH)2 + 2PH3
(Y)
PH3 + 2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ H3PO4
2H3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + 6H2O
Khi cho H3PO4 tác dụng với NaOH tỉ lệ số mol 1:2. Muối thu được là
Muối thu được là Na2HPO4
H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + H2O
Để nhận biết ion PO43- trong dung dịch muối, người ta dùng thuốc thử là
Ta dùng ion Ag+ để nhận biết ion PO43- do tạo kết tủa màu vàng:
Ag+ + PO43- → Ag3PO4 ↓ vàng
Để thu được muối trung hòa, cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M cho tác dụng với 50 ml dung dịch H3PO4 0,5M
nH3PO4 = 0,05.0,5 = 0,025 mol
H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
0,025 → 0,075 mol
=> V dd NaOH = 0,075 : 1 = 0,075 lít = 75 ml
Cho m gam P2O5 tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 0,3M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 1,55m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với:
TH1: P2O5 và NaOH pứ vừa đủ tạo muối: nH2O = nNaOH = 0,12mol
P2O5 + H2O → 2H3PO4
m/142 → 2m/142 mol
Có thể xảy ra các PT:
H3PO4 + NaOH → NaH2PO4+ H2O (3)
H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4+ 2H2O (4)
H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O (5)
Bảo toàn khối lượng ta có: mH3PO4 + mNaOH = m rắn + mH2O
(2m/142) . 98 + 0,12 . 40 = 1,55m + 0,12 . 18 →m = 15,555 gam gần nhất với 15,6 gam
TH2: Chất rắn gồm: NaOHdư; Na3PO4
P2O5 + 6NaOH → 2Na3PO4 + 3H2O
m/142 0,12 2m/142 3m/142
Bảo toàn khối lượng ta có: mP2O5 + mNaOHbđ = m rắn + mH2O
m + 0,12 . 40 = 1,55m + 18 . 3m/142 → m = 5,16g (Loại)
Cho m gam P2O5 vào 700 ml dung dịch KOH 1M, sau khi kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thu được (3m + 5,4) gam chất rắn. Giá trị của m là:
Ta có: \({n_{{P_2}{O_5}}} = \frac{m}{{142}}(mol)\)
-TH1: Chất rắn khan chỉ chứa các muối
P2O5 + 3H2O → 2 H3PO4
m/142 2m/142 mol
KOH + H3PO4 → KH2PO4 + H2O
2KOH + H3PO4 → K2HPO4 + 2H2O
3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O
Vì dung dịch sau phản ứng chỉ chứa muối nên ta có: nH2O = nKOH = 0,7 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mKOH + mH3PO4 = mmuối + mH2O → 0,7.56 + 2m.98/142 = 3m + 5,4 + 0,7.18 → m = 13,09 gam
→ nH3PO4 = 2m/142 = 0,184 mol
Ta thấy:
\(\frac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{H3PO4}}}} = \frac{{0,7}}{{0,184}} > 3\) → Sau phản ứng có KOH dư → Trường hợp này loại
-TH2: Chất rắn khan chứa muối và KOH dư
P2O5+ 3H2O → 2 H3PO4
\(\frac{m}{{142}}\) \(\frac{{2m}}{{142}}\)mol
3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O
\(\frac{{6m}}{{142}}\) \(\frac{{2m}}{{142}}\) \(\frac{{2m}}{{142}}\) mol
Chất rắn khan chứa 2m/142 mol K3PO4 và (0,7-6m/142) mol KOH
→ 212 . 2m/142+ 56 . (0,7-6m/142) = 3m + 5,4 → m = 14,2 gam
Muối kẽm photphua thường được dùng để làm thuốc diệt chuột. Công thức hóa học của kẽm photphua là
Công thức của kẽm photphua là: Zn3P2
Dẫn khí CO qua ống sứ đựng 32 gam Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được 25,6 gam chất rắn. Thể tích khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
Khối lượng chất rắn giảm là khối lượng O bị lấy đi → \({m_{O(pu)}} = 32 - 25,6 = 6,4(g)\)
Phản ứng khử oxit bằng CO viết gọn là: CO + O → CO2
\( \to {n_{CO(pu)}} = {n_{O(pu)}} = \frac{{6,4}}{{16}} = 0,4(mol) \to {V_{CO}} = 0,4.22,4 = 8,96(l)\)