Cho m gam một loại quặng photphorit (chứa 22,5% tạp chất trơ không chứa phopho) tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc để sản xuất supephotphat đơn. Độ dinh dưỡng của supephotphat đơn thu được là
Ta có thành phần chính của quặng: Ca3(PO4)2.
Đặt trong m gam có mCa3(PO4)2 = 0,775m và phần tạp chất có khối lượng tương đương là 0,225m gam
nCa3(PO4)2 = 0,775m/310 = 0,0025m (mol)
Tính độ dinh dưỡng của phân ta quy về P2O5 => nP2O5 = 0,0025m (mol)
Phương trình: Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 → Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4
0,0025m→ 0,005m (mol)
mSupephotphat đơn = mquặng + mH2SO4 = m + 0,005m.98 = 1,49m (g)
\(\% {P_2}{O_5} = \frac{{0,0025m.142}}{{1,49m}}.100\% = 23,83\% \)
Một loại quặng photphat dùng để làn phân bón có chứa 35% Ca3(PO4) về khối lượng, còn lại là các chất không chứa photphat. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là:
Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng P2O5 có trong loại phân đó
Lấy 100 gam quặng => mCa3(PO4)2 = 35 (g) => nCa3(PO4)2 = 0,1129 (mol)
BTNT P: => nP2O5 = nCa3(PO4)2 = 0,1129 (mol)
=> Độ dinh dưỡng =% P2O5 = [( 0,1129. 142) :100].100% = 16,03%
Cây xanh đồng hóa nitơ trong đất chủ yếu dưới dạng
Cây xanh hấp thụ được N dưới dạng NH4+ và NO3-.
Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm (nguyên tố nitơ) cho cây trồng. Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Nitơ là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, protit, các axit amin, các enzim và nhiều loại vitamin trong cây tham gia vào thành phần của AND và ARN, có vai trò vô cùng quan trọng trong trao đổi chất của các cơ quan thực vật. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây. Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh.
Đối với đất chua, người ta thường bón vôi để khử chua cho đất. Tuy nhiên, nếu bón vôi và bón đạm ure cùng với nhau thì hiệu quả không cao. Lí do nào sau đây giải thích được điều trên?
Bước 1: Viết phản ứng xảy ra khi bón vôi và ure cùng lúc vào đất.
Trong đất có nước. Do đó khi bón phân ure và vôi cùng lúc thì sẽ xảy ra các phản ứng:
(NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO3
Ca(OH)2 + (NH4)2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NH3 + H2O
Bước 2: Xác định ảnh hưởng của việc bón cùng lúc vôi và ure.
Như vậy sẽ làm mất NH4+ để cung cấp cho cây, đồng thời mất lượng OH- để khử chua đất.
Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm (nguyên tố nitơ) cho cây trồng. Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Nitơ là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, protit, các axit amin, các enzim và nhiều loại vitamin trong cây tham gia vào thành phần của AND và ARN, có vai trò vô cùng quan trọng trong trao đổi chất của các cơ quan thực vật. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây. Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh.
Ở bên là hình ảnh trên bao phân đạm Hà Bắc. Thông tin trên bao ghi: Nitơ ≥ 46,3%, khối lượng tịnh 50 kg. Biết thành phần chính của đạm ure là (NH2)2CO Dựa vào các thông tin ghi trên bao, xác định khối lượng (NH2)2CO ít nhất có trong 1 bao phân đạm ure Hà Bắc.
Bước 1: Tính khối lượng nguyên tố N ít nhất trong 1 bao phân đạm
\(50 \times 46,3\% = 23,15\left( {kg} \right)\)
Bước 2: Tính khối lượng ure tương ứng với lượng N
\(\dfrac{{23,15 \times 60}}{{28}} = 49,6\left( {kg} \right)\)
Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm (nguyên tố nitơ) cho cây trồng. Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Nitơ là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, protit, các axit amin, các enzim và nhiều loại vitamin trong cây tham gia vào thành phần của AND và ARN, có vai trò vô cùng quan trọng trong trao đổi chất của các cơ quan thực vật. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây. Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh.
Để xác định độ sạch của phân đạm amoni sunfat bán trên thị trường, người ta làm thí nghiệm như sau:
- Cho 2,1 gam đạm vào dung dịch NaOH dư, đun nóng.
- Khí bay ra được hấp thụ hết bởi 40 cm3 axit sunfuric 0,5M.
- Người ta thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch và chất chỉ thị không đổi màu.
- Muốn cho chất chỉ thị chuyển màu hồng cần thêm 25cm3 NaOH 0,4M.
Độ sạch của phân đạm này là
Bước 1: Tính khối lượng của (NH4)2SO4
\({n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,04 \times 0,5 = 0,02\left( {mol} \right)\)
\({n_{NaOH}} = 0,025 \times 0,4 = 0,01\left( {mol} \right)\)
PTHH của các phản ứng xảy ra:
(NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O (1)
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (2)
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (3)
Theo PTHH (3): \({n_{{H_2}S{O_4}(3)}} = \dfrac{1}{2}{n_{NaOH(3)}} = \dfrac{1}{2} \times 0,01 = 0,005\left( {mol} \right)\)
Theo PTHH (2): \({n_{{H_2}S{O_4}(2)}} = {n_{{H_2}S{O_4}(b{\rm{d}})}} - {n_{{H_2}S{O_4}(3)}} = 0,02 - 0,005 = 0,015\left( {mol} \right)\)
Theo PTHH (3): \({n_{N{H_3}(2)}} = 2{n_{{H_2}S{O_4}(2)}} = 2 \times 0,015 = 0,03\left( {mol} \right)\)
Theo PTHH (1): \({n_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}} = \dfrac{1}{2}{n_{N{H_3}(2)}} = \dfrac{1}{2} \times 0,03 = 0,015\left( {mol} \right)\)
\( \Rightarrow {m_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}} = 0,015 \times 132 = 1,98\left( g \right)\)
Bước 2: Tính độ sạch của phân đạm
Độ sạch của phân đạm là: \(\dfrac{{1,98}}{{2,1}} \times 100\% \approx 94,3\% \).