Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
HClO là một chất điện li yếu: HClO H+ + ClO-
Cho các phát biểu sau:
(a) Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không có khả năng phân li ra ion H+.
(b) Muối axit là muối mà anion gốc axit vẫn có khả năng phân li ra ion H+.
(c) Theo Bronstet : Axit là chất nhận proton (tức H+) còn bazơ là chất nhường proton (H+).
(d) Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit vừa có thể phản ứng được với axit, vừa phản ứng được với bazơ.
Số phát biểu đúng là:
(a) (b) (d) đúng
(c) sai vì axit là chất cho proton
Cho 200 ml dung dịch HNO3 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và KOH 0,3M được 400 ml dung dịch X có pH = a. Cô cạn dung dịch X được 7,66 gam chất rắn khan. Giá trị của a là
nNaOH = 0,04 mol; nKOH = 0,06 mol
Nếu H+ dư thì dung dịch sau phản ứng gồm NaNO3 (0,04 mol) và KNO3 (0,06 mol) (vì HNO3 bị bay hơi khi cô cạn).
=> m chất rắn = 0,04.85 + 0,06.101 = 9,46 gam ≠ 7,66 gam
Vậy OH- dư
Dung dịch sau phản ứng gồm:
Na+: 0,04 mol
K+: 0,06 mol
NO3-: x
OH- dư: y
*m chất rắn = 7,66 gam => 62x + 17y + 0,04.23 + 0,06.39 = 7,66 hay 62x + 17y = 4,4 (1)
*BTĐT: nNa+ + nK+ = nNO3- + nOH- => x + y = 0,1 (2)
Giải (1) và (2) => x = 0,06 và y = 0,04
=> [OH-] = n/V = 0,04:0,4 = 0,1M
=> pOH = -log[OH-] = 1 => pH = 13
Dãy các chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A loại H2S
C loại HClO, HClO2
D loại HClO
Để nhận biết 4 lọ mất nhãn chứa riêng biệt các chất dd HCl, H2SO4, NaCl, Ba(OH)2 ta dùng một thuốc thử nào sau đây?
- Dùng quỳ tím:
+ Quỳ tím chuyển xanh: Ba(OH)2
+ Quỳ tím chuyển đỏ : HCl, H2SO4
+ Quỳ tím không đổi màu: NaCl
- Cho Ba(OH)2 tác dụng với lần lượt 2 dung dịch ở nhóm quỳ chuyển đỏ:
+ Xuất hiện kết tủa trắng: H2SO4
+ Không hiện tượng: HCl
Trộn dung dịch X chứa NaOH 0,1M, Ba(OH)2 0,2M với dung dịch Y chứa HCl 0,2M, H2SO4 0,1M theo tỉ lệ nào về thể tích để dung dịch thu được có pH = 13?
nOH- = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,1VX + 2.0,2VX = 0,5VX (mol)
nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = 0,2VY + 2.0,1VY = 0,4VY (mol)
Ta thấy: pH = 13 > 7 => OH- dư, H+ hết
=> pOH = 14 - 13 = 1 => [OH-] = 10-1 = 0,1M
H+ + OH- → H2O
Bđ: 0,4VY 0,5VX
Pư: 0,4VY → 0,4VY
Sau: 0 0,5VX - 0,4VY
=> \(\left[ {O{H^ - }} \right] = \dfrac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{{V_X} + {V_Y}}} \Leftrightarrow \dfrac{{0,5{V_X} - 0,4{V_Y}}}{{{V_X} + {V_Y}}} = 0,1\)
=> 0,5VX - 0,4VY = 0,1VX + 0,1VY
=> 0,4VX = 0,5VY
=> VX : VY = 5 : 4
Xét phương trình: \({S^{2 - }} + 2{H^ + } \to {H_2}S\). Đâu là phương trình phân tử của phương trình ion thu gọn trên?
A.\({\text{FeS}} + 2{{\text{H}}^ + } \to {\text{F}}{{\text{e}}^{2 + }} + {{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{S}}\)
B.2\({\text{C}}{{\text{H}}_{\text{3}}}{\text{COOH}} + {{\text{S}}^{2 - }} \to 2{\text{C}}{{\text{H}}_{\text{3}}}{\text{CO}}{{\text{O}}^ - } + {{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{S}}\)
C. 2\({{\text{H}}^ + } + {{\text{S}}^{2 - }} \to {{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{S (HSO}}_4^ - \to {{\text{H}}^ + } + {\text{SO}}_4^{2 - })\)
D.\({\text{B}}{{\text{a}}^{2 + }} + {{\text{S}}^{2 - }} + 2{{\text{H}}^ + } + {\text{SO}}_4^{2 - } \to {\text{BaS}}{{\text{O}}_4} \downarrow + {{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{S}} \uparrow \)
Chỉ dùng 1 thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NH4NO3; NaHCO3; (NH4)2SO4; FeCl2.
Dùng Ba(OH)2:
- Khí, không có kết tủa => NH4NO3
2NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2NH3↑ + 2H2O
- Không có khí, kết tủa trắng => NaHCO3
2NaHCO3 + Ba(OH)2 → 2BaCO3↓ + 2H2O
- Khí mùi khai, kết tủa trắng => (NH4)2SO4
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NH3↑ + 2H2O
- Không có khí, kết tủa trắng xanh sau hóa nâu đỏ khi để trong không khí => FeCl2
FeCl2 + Ba(OH)2 → BaCl2 + Fe(OH)2↓
Phương trình 2H+ + S2- → H2S là phương trình rút gọn của phản ứng :
Cả BaSO4 ; FeS ; CuS đều không tan nên không thể phân ly => phải xuất hiện trong phương trình rút gọn cuối cùng => Loại
- 2HCl + K2S → 2KCl + H2S
Phương trình ion đầy đủ: 2H+ + 2Cl- + 2K+ + S2- → 2K+ + 2Cl- + H2S
Phương trình ion rút gọn: 2H+ + S2- → H2S
Cho các phản ứng sau:
(a) NaOH + HClO → NaClO + H2O (b) Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O
(b) 3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O (d) Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O
Số phản ứng có cùng phương trình in rút gọn: H+ + OH- → H2O là
(a) OH- + HClO → ClO- + H2O
(b) Mg(OH)2 + 2H+ → Mg2+ + 2H2O
(c) 3OH- + H3PO4 → PO43- + 3H2O
(d) OH- + H+ → H2O
=> chỉ có 1 phản ứng (d) có phương trình ion rút gọn là H+ + OH- → H2O
(ĐH B - 2008) Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là
* Chất không điện li: C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ) khi tan trong nước KHÔNG phân li ra được các ion nên dung dịch không dẫn được điện
* Chất điện li: KAl(SO4)2.12H2O, CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4
KAl(SO4)2.12H2O $\xrightarrow{{}}\,\,{K^ + }\,\, + \,\,A{l^{3 + }}\,\, + \,\,2SO_4^{2 - } + \,\,12{H_2}O$
$C{H_3}COOH\,\,\,\,\overset {} \leftrightarrows \,\,\,\,C{H_3}CO{O^ - }\,\, + \,\,{H^ + }$
$Ca{(OH)_2}\,\,\xrightarrow{\,}\,\,\,C{a^{2 + }}\,\,\, + \,\,\,2O{H^ - }$
$C{H_3}COON{H_4}\,\,\xrightarrow{{}}\,\,\,C{H_3}CO{O^ - }\,\, + \,\,NH_4^ + $
Dãy nào sau đây chỉ gồm những chất điện li mạnh?
Các chất điện li mạnh là: H2SO4, Ca(OH)2, HCl.
Loại A vì H2S là axit yếu => chất điện li yếu
Loại B, C vì H2O và CH3COOH là chất điện li yếu
Cho các chất sau: HF, NaCl, NaOH, CuSO4, H3PO3, MgCl2, CH3COOH, H2S, NH3, saccarozơ, AgNO3, C2H5OH . Số chất điện li yếu là
Các chất điện li yếu là: HF, H3PO3, CH3COOH, H2S, NH3
Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,001M, dung dịch nào dẫn điện kém nhất ?
Các chất có cùng nồng độ mol thì chất nào phân li ra ít ion nhất => chất đó dẫn điện kém nhất
Vì HF là axit yếu => phân li không hoàn toàn nên nồng độ ion trong dd HF là ít nhất
=> HF dẫn điện kém nhất
Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng ?
A sai vì HCOOH là axit yếu, phân li không hoàn toàn nên nồng độ $[{H^ + }{\text{]}}$ giảm, pH thay đổi tuy nhiên còn phụ thuộc cả vào độ điện li nên không tuân theo đúng tỉ lệ pha loãng.
B đúng vì HCOOH $\overset {} \leftrightarrows $ HCOO- + H+. Khi thêm dung dịch HCl, nghĩa là thêm H+, như vậy cân bằng hóa học chuyển dịch sang trái → độ điện li của axit giảm.
C đúng (SGK 11NC – trang 9)
D đúng vì HCOOH $\overset {} \leftrightarrows $ HCOO- + H+.
pH = 3 → $[{H^ + }{\text{]}}$ = 0,001M
$\alpha = \dfrac{{{C_{HCOOH\,phân\,li}}}}{{{C_{HCOOH\,b\,\,{\text{đ}}ầu}}}}.100\% = \dfrac{{0,001}}{{0,007}}.100\% = 14,29\% $
Dung dịch HF 0,02M có độ điện li α = 0,015M. Nồng độ ion H+ có trong dung dịch là
Độ điện li α = 0,015M
→ [HF]phân li = 0,015.0,02 = 3.10-4 M
HF $\overset {} \leftrightarrows $ H+ + F-
Phân li: 3.10-4 M → 3.10-4 M
Trong dung dịch CH3COOH 4,3.10-2 M người ta xác định được nồng độ ion H+ là 8,6.10-4 M. Phần trăm phân tử CH3COOH phân li ra ion là
Phương trình phân li: \(C{H_3}COOH\,\,\,\,\,\,\,\,\overset {} \leftrightarrows \,\,\,\,\,\,\,C{H_3}CO{O^ - }\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,{H^ + }\)
Nồng độ mol ban đầu (M): 4,3.10-2 0 0
Nồng độ mol cân bằng (M): (4,3.10-2 – 8,6.10-4) 8,6.10-4 8,6.10-4
\( \Rightarrow \) Phần trăm phân tử CH3COOH phân li ra ion là: \(\dfrac{{8,{{6.10}^{ - 4}}}}{{4,{{3.10}^{ - 2}}}}.100\% \,\, = \,\,2\% \)
Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng ?
Kết luận đúng là: Một hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation H+ là axit.
Muối nào tan trong nước tạo dung dịch có môi trường kiềm ?
Muối tạo bởi bazơ mạnh và axit yếu có môi trường kiềm
=> Na2S
Trong các muối sau : NaCl, Na2CO3, K2S, Na2SO4, KNO3, NH4Cl, ZnCl2, những muối có môi trường trung tính là
Những muối có môi trường trung tính là muối tạo bởi bazơ mạnh và axit mạnh
=> Muối dó là: NaCl, KNO3, Na2SO4.