Các dạng toán viết phương trình mặt phẳng
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Cho mặt phẳng (α) đi qua hai điểm M(4;0;0) và N(0;0;3) sao cho mặt phẳng (α) tạo với mặt phẳng (Oyz) một góc bằng 600. Tính khoảng cách từ điểm gốc tọa độ đến mặt phẳng (α)
Gọi →n(α)=(a;b;c) là 1 VTPT của (α).
Ta có →n(Oyz)=(1;0;0) nên góc giữa (α) và (Oyz) bằng 600
⇔cos600=|→n(α).→n(Oyz)||→n(α)|.|→n(Oyz)|⇔12=|a.1+b.0+c.0|√a2+b2+c2.√12+02+02⇔12=|a|√a2+b2+c2
(α) đi qua M(4;0;0) và nhận →n(α)=(a;b;c) làm VTPT nên (α) có phương trình tổng quát là:
a(x−4)+b(y−0)+c(z−0)=0⇔ax+by+cz−4a=0
Suy ra khoảng cách từ O đến (α) là:
d(O,(α))=|a.0+b.0+c.0−4a|√a2+b2+c2=|4a|√a2+b2+c2=4.|a|√a2+b2+c2=4.12=2
Cho hình lập phương ABCD.A′B′C′D′. Côsin góc giữa hai mặt phẳng (A′BC) và (ABC′) bằng:

Gắn hệ trục tọa độ như hình vẽ, coi hình lập phương có cạnh bằng 1 ta có:
A(0;0;0), B(1;0;0), C(1;1;0), A′(0;0;1), C′(1;1;1).
Ta có: →A′B=(1;0;−1),→BC=(0;1;0) ⇒[→A′B;→BC]=(1;0;1) ⇒(A′BC) có 1 VTPT là →n1=(1;0;1).
→AB=(1;0;0),→AC′=(1;1;1) ⇒[→AB;→AC′]=(0;−1;1) ⇒(ABC′) có 1 VTPT là →n2=(0;−1;1).
Gọi α là góc giữa hai mặt phẳng (A′BC) và (ABC′) ta có:
cosα=|→n1.→n2||→n1|.|→n2|=|1.0+0.(−1)+1.1|√12+02+12.√02+(−1)2+12=12.
Trong không gian Oxyz, hai mặt phẳng 4x−4y+2z−7=0 và 2x−2y+z+4=0 chứa hai mặt của hình lập phương. Thể tích khối lập phương đó là:
Ta có: (P):4x−4y+2z−7=0 có VTPT là: →nP=(4;−4;2)=2(2;−2;1)
(Q):2x−2y+z+4=0 có VTPT là: →nQ=(2;−2;1)
⇒→nP//→nQ⇒(P)//(Q)
Lấy điểm A(0;2;0)∈(Q)
⇒d((P);(Q))=d(A;(P)) =|4.0−4.2+2.0−7|√42+(−4)2+22=156=52
Mà hai mặt phẳng (P),(Q) chứa hai mặt của hình lập phương đã cho
⇒ Độ dài cạnh của hình lập phương là d((P);(Q))=52.
⇒V=(52)3=1258.
Trong không gian Oxyz, cho ba mặt phẳng (P):x+y+z−1=0, (Q):2x+my+2z+3=0 và (R):−x+2y+nz=0. Tính tổng m+2n, biết (P)⊥(R) và (P)//(Q)
0
0
0
Bước 1: Tìm VTPT của (P), (Q), (R)
+) (P):x+y+z−1=0 có VTPT →a=(1;1;1)
+) (Q):2x+my+2z+3=0 có VTPT →b=(2;m;2)
+) (R):−x+2y+nz=0 có VTPT →c=(−1;2;n)
Bước 2: Tính m+2n
(P)⊥(R)⇔→d⋅→c=0⇔n=−1
(P)//(Q)⇔21=m1=21⇔m=2
Vây m+2n=2+2(−1)=0