Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M, HCl 0,2M; HNO3 0,3M với thể tích bằng nhau được dung dịch A. Cho 300 ml dung dịch A tác dụng với V ml dung dịch B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch C có pH = 1 và m gam kết tủa D. Giá trị của V và m là
Vì trộn 3 dung dịch với thể tích bằng nhau => để thu được 300 ml dung dịch A thì mỗi dd axit cần lấy 100 ml
=> nH+ trước phản ứng =2nH2SO4+ n HCl +nHNO3 =0,1.2.0,1 + 0,1.0,2 + 0,1.0,3 = 0,07 mol
nOH- trước phản ứng =nNaOH +2.nBa(OH)2 =0,2V + 2.0,1V = 0,4V mol
Dung dịch C có pH = 1 => H+ dư sau phản ứng
=> [H+]dư = 0,1 M
H+ + OH- →H2O
0,4V $ \leftarrow $0,4V
\( \to {{\text{[}}{H^ + }{\text{]}}_{du}} = \dfrac{{0,07 - 0,4V}}{{0,3 + V}} = 0,1 \to V = 0,08(lít) = 80ml\)
=> nBa(OH)2 = 0,1.0,08 = 0,008 mol
nH2SO4 = 0,1.0,1 = 0,01 mol
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
0,008 → 0,008 → 0,008
=> mBaSO4 = 0,008.233 = 1,864 gam
Dung dịch HCl và CH3COOH có cùng nồng độ. pH của hai dung dịch này tương ứng là x và y. Cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử phân li. Quan hệ giữa x và y là:
Đặt a là nồng độ mol/l của 2 axit
Với HCl điện li hoàn toàn => [H+] = a
=> pH = x = -log[H+] = -log(a)
Với CH3COOH điện li yếu, 100 phân tử CH3COOH mới có 1 phân tử phân li => [H+] = 0,01a
=> pH = y = -log[H+] = -log(0,01a) = 2 – log(a) = 2 + x
Vậy y = x + 2
Trộn V1 lít dung dịch axit mạnh (pH = 5) với V2 lít kiềm mạnh (pH = 9) theo tỉ lệ thể tích nào sau đây để thu được dung dịch có pH = 6
+ V1 dung dịch axit có pH = 5
${\text{ = > [}}{{\text{H}}^ + }{\text{]}} = {10^{ - 5}}M = > {\text{ }}{n_{{H^ + }}}{\text{ = 1}}{{\text{0}}^{ - 5}}.{V_1}{\text{ }}(mol)$
+ V2 dung dịch bazơ có pH = 9 => pOH = 14 − 9 = 5
${\text{ = > [O}}{{\text{H}}^ - }{\text{]}} = {10^{ - 5}}M = > {\text{ }}{n_{O{H^ - }}} = {\text{ }}{10^{ - 5}}.{V_2}{\text{ (mol)}}$
+ Dung dịch thu được có pH = 6 < 7 => môi trường axit. Vậy H+ dư sau phản ứng
H+ + OH− → H2O
Ban đầu (mol) 10−5V1 10−5V2
Phản ứng ( mol) 10−5V2 10−5V2
Sau (mol) 10−5 (V1 −V2) −
+ Ta có : pH = 6 => [H+] dư = 10−6
$\frac{{{{10}^{ - 5}}({V_1} - {\text{ }}{V_2})}}{{{V_1} + {V_2}}} = {10^{ - 6}} = > \frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{11}}{9}$
Tính pH của 300ml dung dịch (gồm 100 ml Ba(OH)2 0,1M và 200 ml NaOH 0,05M)
\({n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 0,1.0,1 = 0,01\,\,mol;{n_{NaOH}} = 0,2.0,05 = 0,01\,\,mol\)
\( \to {n_{OH - }} = 2{n_{Ba{{(OH)}_2}}} + {n_{NaOH}} = 2.0,01 + 0,01 = 0,03\,\,mol\)
\( \to [O{H^ - }] = \dfrac{{0,03}}{{0,3}} = 0,1\,\,M\)
Mà [OH-].[H+] = 10-14
\( \to [{H^ + }] = \dfrac{{{{10}^{ - 14}}}}{{0,1}} = {10^{ - 13}}\)
\( \to pH = - \log {10^{ - 13}} = 13\)
Trong 100 ml dung dịch A có hòa tan 2,24 ml khí HCl (đktc). pH dung dịch là:
nHCl = 2,24.10-3 : 22,4 = 10-4 mol
=> CM HCl = nHCl : V dd = 10-4 : 0,1 = 10-3 (M)
Do HCl là chất điện li mạnh nên ta có: [H+] = CM HCl = 10-3 (M)
=> pH = -log[H+] = -log(10-3) = 3
Dung dịch bazo mạnh Ba(OH)2 có [Ba2+] = 5.10-4. pH của dung dịch này là:
Ba(OH)2 là một chất điện li mạnh, khi hòa tan vào nước điện li hoàn toàn thành các ion.
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2 OH-
5.10-4 → 10-3
=> pOH = -log[OH-] = -log(10-3) = 3
=> pH = 14 – pOH = 11
Dung dịch HCl 0,1M có pH là:
HCl → H+ + Cl-
0,1M → 0,1M
pH = -log[H+] = -log(0,1) = 1
Phải thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M vào 90 ml nước để được dung dịch có pH = 1?
pH = 1 => [H+] = 0,1M
Đặt thể tích dung dịch HCl 1M cần thêm vào là V (lít)
=> nHCl = V mol
Sau khi trộn với 90 ml H2O:
[H+] = CM HCl sau trộn = \(\dfrac{V}{{V + 0,09}}\) = 0,1M => V = 0,01 lít = 10 ml
Dung dịch X gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần để trung hòa hết 100 ml dung dịch X là
nOH- = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,1.0,1 + 2.0,1.0,2 = 0,05 mol
nH+ = 2nH2SO4 = 2.0,5.V = V
Phản ứng trung hòa: H+ + OH- → H2O
⟹ nH+ = nOH-
⟹ V = 0,05 lít = 50 ml
Trộn 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,01M với 200 ml dung dịch KOH 0,03M thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
nOH- = 2nBa(OH)2 + nNaOH = 2.0,2.0,01 + 0,2.0,03 = 0,01 mol
Vtổng = 200 + 200 = 400 (ml) = 0,4 (lít)
[OH-] = n/V = 0,01 : 0,4 = 0,025M
→ pOH = -log[0,025] = 1,6 → pH = 14 – pOH = 12,4
Trộn lẫn 7 ml dung dịch NH3 1M và 3 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A. Thêm 0,001 mol NaOH vào dung dịch A thu được dung dịch B. Xác định pH của các dung dịch A và B, biết \({K_{N{H_3}}} = 1,{8.10^{ - 5}}\).
Nồng độ của NH3 và H+ ngay sau khi trộn (chưa xét đến phản ứng) là:
CNH3 = \(\frac{{0,007.1}}{{0,007 + 0,003}}\) = 0,7(M); CHCl = \(\frac{{0,003.1}}{{0,007 + 0,003}}\) = 0,3(M)
Xét phản ứng của dung dịch NH3 và dung dịch HCl :
NH3 + H+ " NH4+
Bđ: 0,7M 0,3M
Pư: 0,3M ← 0,3M → 0,3M
Sau pư: 0,4M 0 0,3M
Vậy dung dịch A gồm các cấu tử chính là NH3 0,4M, NH4+ 0,3M và Cl-.
Xét cân bằng:
NH3 + H2O ⇄ NH4+ + OH- Kb
Co 0,4M 0,3M
C xM xM xM
[C] (0,4-x)M (0,3+x)M xM
\(K = \frac{{(0,3 + x).x}}{{(0,4 - x)}} = 1,{8.10^{ - 5}} \Rightarrow x \approx 2,{4.10^{ - 5}}\)
\( \Rightarrow p{H_A} = 14 - [ - \lg (2,{4.10^{ - 5}})] = 9,4\)
Khi thêm 0,001 mol NaOH vào dung dịch A:
Nồng độ của NaOH ngay sau khi cho vào (chưa xét phản ứng) là: Co(NaOH) = 0,001/(0,007 + 0,003) = 0,1M
NH4+ + OH- " NH3 + H2O
Bđ: 0,3M 0,1M 0,4M
Pư: 0,1M ← 0,1M → 0,1M
Sau pư: 0,2M 0 0,5M
Vậy dung dịch B gồm các cấu tử chính là NH3 0,5M, NH4+ 0,2M và Cl-.
Xét cân bằng:
NH3 + H2O ⇄ NH4+ + OH- Kb
Co 0,5M 0,2M
C xM xM xM
[C] (0,5-x)M (0,2+x)M xM
\(K = \frac{{(0,2 + x).x}}{{(0,5 - x)}} = 1,{8.10^{ - 5}} \Rightarrow x \approx 4,{5.10^{ - 5}}\)
\( \Rightarrow p{H_B} = 14 - [ - \lg (4,{5.10^{ - 5}})] = 9,7\)
Cho 200 ml dung dịch X chứa hỗn hợp H2SO4 aM và HCl 0,1M tác dụng với 300 ml dung dịch Y chứa hỗn hợp Ba(OH)2 bM và KOH 0,05M, thu được 2,33 gam kết tủa và dung dịch Z có pH = 12. Giá trị của a và b lần lượt là
Dung dịch X có: nH2SO4 = 0,2a mol; nHCl = 0,2. 0,1 = 0,02 mol
→ nH+ = 2.nH2SO4 + nHCl = 0,4a + 0,02 (mol); nSO4 2- = 0,2a mol
Dung dịch Y có: nBa(OH)2 = 0,3b mol; nKOH = 0,3. 0,05 = 0,015 mol
→ nOH- = 2.nBa(OH)2 + nKOH = 0,6b + 0,015 (mol); nBa2+ = 0,3b mol
Dung dịch Z có pH = 12 nên dư OH- → [H+]=10-12 (M) → [OH-] = 10-2 (M)
→ nOH- dư = Vdd.CM = 0,5. 10-2 = 0,005 mol
Ta có: nBaSO4 = 0,01 mol
Xét 2 trường hợp sau:
*TH1: Ba2+ phản ứng hết
Ba2+ + SO42- → BaSO4
Khi đó nBa2+ = nBaSO4 = 0,01 mol → 0,3b = 0,01 → b = 1/30 → nOH-= 0,6b + 0,015 = 0,035 mol
H+ + OH- → H2O
Ban đầu 0,4a+0,02 0,035 mol
Phản ứng 0,4a+0,02 0,4a+ 0,02 mol
Sau phản ứng 0 0,035 – (0,4a+0,02) mol
Ta có: nOH- dư = 0,035 – (0,4a + 0,02) = 0,005 mol → a = 0,025 (không thỏa mãn điều kiện nBa2+ < nSO4(2-))
*TH2: SO42- phản ứng hết
Ba2+ + SO42- → BaSO4
Khi đó nSO4(2-) = nBaSO4 = 0,01 mol → 0,2a = 0,01 → a = 0,05
→ nH+ = 2.nH2SO4 + nHCl = 0,4a + 0,02 = 0,04 (mol)
H+ + OH- → H2O
Ban đầu 0,04 (0,6b + 0,015)
Phản ứng 0,04 0,04
Sau phản ứng 0 0,6b – 0,025
Ta có: nOH- dư = 0,6b – 0,025 = 0,005 mol → b = 0,05
Vậy a = 0,05 và b = 0,05
Cho 200 ml dung dịch HNO3 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và KOH 0,3M được 400 ml dung dịch X có pH = a. Cô cạn dung dịch X được 7,66 gam chất rắn khan. Giá trị của a là
nNaOH = 0,04 mol; nKOH = 0,06 mol
Nếu H+ dư thì dung dịch sau phản ứng gồm NaNO3 (0,04 mol) và KNO3 (0,06 mol) (vì HNO3 bị bay hơi khi cô cạn).
=> m chất rắn = 0,04.85 + 0,06.101 = 9,46 gam ≠ 7,66 gam
Vậy OH- dư
Dung dịch sau phản ứng gồm:
Na+: 0,04 mol
K+: 0,06 mol
NO3-: x
OH- dư: y
*m chất rắn = 7,66 gam => 62x + 17y + 0,04.23 + 0,06.39 = 7,66 hay 62x + 17y = 4,4 (1)
*BTĐT: nNa+ + nK+ = nNO3- + nOH- => x + y = 0,1 (2)
Giải (1) và (2) => x = 0,06 và y = 0,04
=> [OH-] = n/V = 0,04:0,4 = 0,1M
=> pOH = -log[OH-] = 1 => pH = 13
Cho 100 ml dung dịch X chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42- và x mol OH-. 100 ml dung dịch Y có chứa y mol H+, Cl-, NO3- và 0,01 mol Na+ (tổng số mol Cl- và NO3- là 0,042). Trộn 100 ml dung dịch X với 100 ml dung dịch Y thu được dung dịch Z. Dung dịch Z có pH là
- Bảo toàn điện tích cho dung dịch X:
nOH- = nNa+ - 2nSO42- = 0,07 - 2.0,02 = 0,03 mol
- Bảo toàn điện tích cho dung dịch Y:
nH+ = (nCl- + nNO3-) - nNa+ = 0,042 - 0,01 = 0,032 mol
Khi trộn 100 ml X với 100 ml Y có phản ứng: H+ + OH- → H2O
=> nH+ dư = nH+ - nOH- = 0,032 - 0,03 = 0,002 mol
=> [H+] = \(\frac{{{n_{{H^ + }}}}}{{{V_{{\rm{dd}}\,sau\,pu}}}}\) = \(\frac{{0,002}}{{0,1 + 0,1}}\) = 0,01M
=> pH = -log[H+] = 2
Thêm từ từ dung dịch HCl có pH = 0 vào dung dịch chứa 5,25 gam hỗn hợp muối cacbonnat của 2 kim loại kiềm kế tiếp nhau đến khi có 0,015 mol khí thoát ra thì dừng lại. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư cho 3 gam kết tủa. Công thức của 2 muối và thể tích dung dịch HCl đã dùng là
pH = 0 => CM(HCl) = 1M
Dung dịch sau phản ứng + Ca(OH)2 dư tạo 3 g kết tủa
=> có tạo HCO3- : nHCO3 = nCaCO3 = 0,03 mol
=> nCO3 bđ = nCaCO3 + nCO2 = 0,045 mol
=> MM2CO3 = 116,67g
=> MM = 28,33 => Na2CO3 và K2CO3
2H+ + CO32- -> CO2 + H2O
H+ + CO32- -> HCO3-
,nHCl = nHCO3+ 2nCO2 = 0,06 mol
=> Vdd HCl = 0,06 lit
Hòa tan hết m gam Al trong 100 ml dung dịch NaOH 0,3M thu được dung dịch A và 0,672 lít khí H2. Dung dịch A có pH là
nOH- ban đầu = nNaOH = 0,1.0,3 = 0,03 mol
nH2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol
Al + OH- + H2O → AlO2- + 1,5H2
0,02 ← 0,03 (mol)
⟹ nOH pư = 0,02 mol
⟹ nOH-dư = 0,03 - 0,02 = 0,01 mol
⟹ [OH-] = n : V = 0,01 : 0,1 = 0,1 mol/l
⟹ [H+] = 10-14/0,1 = 10-13 mol/l
⟹ pH = -log(10-13) = 13
Nồng độ ion H+ trong dung dịch thay đổi như thế nào để pH của dung dịch tăng lên 1 đơn vị:
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{{[{{\rm{H}}^{\rm{ + }}}]}_{truoc}} = {{10}^{ - pH}}}\\{{{[{{\rm{H}}^{\rm{ + }}}]}_{sau}} = {{10}^{ - \left( {pH + 1} \right)}}}\end{array}} \right. \Rightarrow \dfrac{{{{[{{\rm{H}}^{\rm{ + }}}]}_{sau}}}}{{{{[{{\rm{H}}^{\rm{ + }}}]}_{truoc}}}} = \dfrac{{{{10}^{ - \left( {pH + 1} \right)}}}}{{{{10}^{ - pH}}}} = \dfrac{1}{{10}}\)
⟹ [H+] sau = 1/10 [H+] trước
⟹ giảm 10 lần
Cho 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M phản ứng với x ml dung dịch H2SO4 0,05M thu được (200 + x) ml dung dịch có pH = 13. Sau phản ứng, khối lượng kết tủa tối đa thu được là
nBa(OH)2 = 0,2.0,1 = 0,02 (mol)
nNaOH = 0,2. 0,1 = 0,02 (mol)
⟹ ∑nOH- = 2nBa(OH)2 + nNaOH = 0,06 (mol)
nH2SO4 = 5.10-5x (mol) ⟹ nH+ = 2nH2SO4 = 10-4x (mol)
Vì dd thu được có pH = 13 ⟹ dư bazo sau phản ứng
PT ion rút gọn:
H+ + OH- → H2O (1)
10-4x → 10-4x (mol)
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓(2)
nOH- dư = nOH- bđ – nOH- (1) = 0,06 – 10-4x
pOH =14 -13 = 1 ⟹ [OH-] dư = 0,1 (M)
Ta có:
\(\begin{array}{l}{[{\rm{O}}{{\rm{H}}^{\rm{ - }}}]_{du}} = \dfrac{{{n_{O{H^ - }du}}}}{{V{ _{sau}}}}\\ \Rightarrow 0,1 = \dfrac{{0,06 - {{10}^{ - 4}}x}}{{(200 + x){{.10}^{ - 3}}}}\\ \Rightarrow 0,02 + {10^{ - 4}}x = 0,06 - {10^{ - 4}}x\\ \Rightarrow {2.10^{ - 4}}x = 0,04 \Rightarrow x = 200 (ml)\end{array}\)
⟹ nH2SO4 = 0,01 (mol) ⟹ nSO42- = 0,01 (mol) < nBa2+ = 0,02 (mol)
⟹ mBaSO4 = 0,01.233 = 2,33 (g) (Tính theo mol SO42-)