Hòa tan 3,82 gam hỗn hợp X gồm NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4 vào nước dư thu được dung dịch Y. Trung hòa hoàn toàn Y cần 50 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch Z. Khối lượng kết tủa thu được khi cho Z tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư là
HPO42- + OH- → PO43- + H2O
H2PO4-+ 2OH- → PO43- + 2H2O
PO43- + 3Ag+ → Ag3PO4
Gọi số mol của NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4 lần lượt là a,b, c mol
+ mX = 120a + 142b + 164c = 3,82 (1)
+ nKOH = 2a + b = 0,05 mol (2)
→ 120a + 142b + 164b + 22.(2a + b) = 3,82 + 0,05.22 = 4,92
→ 164.(a + b + c) = 4,92 → a + b + c = 0,03
→ mAg3PO4 = nPO4 3- = a + b + c = 0,03.419 = 12,57 gam
Đốt cháy hoàn toàn m gam P bằng oxi rồi hòa tan hoàn toàn sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 thu được dung dịch X. Cho 0,5 mol KOH vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 943m/62 gam chất rắn. Giá trị của m là:
Ta có: 4P + 5O2 → 2P2O5 (1)
Cho sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 thì:
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (2)
Ta có:
nH3PO4 = nP = m/31 (mol)
Dung dịch X chứa H3PO4 và H2SO4
Cho 0,5 mol KOH phản ứng với dung dịch X:
2KOH + H2SO4 → K2SO4+ 2H2O (3)
0,2 ← 0,1 → 0,1 mol
→ Số mol KOH phản ứng với H3PO4 là 0,5 - 0,2 = 0,3 mol
KOH + H3PO4 → KH2PO4 + H2O (4)
2KOH + H3PO4 → K2HPO4 + 2H2O (5)
3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O (6)
Xét các trường hợp sau:
-TH1: Chất rắn sau phản ứng chỉ chứa các muối
→ nH2O = nKOH = 0,5 mol
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mKOH + maxit = mmuối + mH2O
→\(0,5.56 + {\rm{ }}0,1.98 + {\rm{ }}98.\frac{m}{{31}} = \frac{{943m}}{{62}} + {\rm{ }}0,5.18\)
→ m = 2,39 gam
→ nH3PO4 = nP = 0,077 mol
→ \(T = \frac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{H3PO4}}}} = \frac{{0,3}}{{0,077}} = 3,89 > 3\) → Loại vì khi đó chất rắn sau phản ứng ngoài muối còn có KOH dư.
- TH2: Chất rắn sau phản ứng có KOH dư
3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O (6)
3m/31 m/31 m/31
Chất rắn sau phản ứng có chứa \(\left\{ \begin{array}{l}\;0,1{\rm{ }}mol\,{\rm{ }}{K_2}S{O_4}\\\frac{m}{{31}}mol\,{K_3}P{O_4}\\(0,3 - \frac{{3m}}{{31}})mol\,KOH{\rm{ }}du\end{array} \right.\)
→ \(0,1.174 + \frac{m}{{31}}.{\rm{ }}212 + {\rm{ }}(0,3 - \frac{{3m}}{{31}}).56 = \frac{{943m}}{{62}}\) → m = 2,48 gam
Đun nóng hỗn hợp Ca và P đỏ (trong điều kiện không có không khí). Hoà tan sản phẩm thu được vào dung dịch HCl dư thu được 28 lít khí ở đktc. Đốt cháy khí này thành P2O5. Lượng oxit thu được tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH tạo thành dung dịch chỉ chứa 142g Na2HPO4. Xác định thành phần % về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Ta có nkhí = 1,25 mol; nNa2HPO4 = 1 mol
3Ca + 2P → Ca3P2 (1)
Sản phẩm thu được có chứa Ca3P2, có thể có Ca dư hoặc P dư
Ca3P2 + 6HCl → 3CaCl2 + 2PH3↑ (2)
Ca + 2HCl → CaCl2 + H2 ↑ (3)
2PH3 + 4O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)P2O5 + 3H2O (4)
1 ← 0,5 mol
P2O5 + 4NaOH → 2Na2HPO4 + H2O (5)
0,5 ← 1 mol
Theo PT (2), (4), (5) ta thấy nPH3 = nNa2HPO4 = 1 mol < 1,25 mol → Sản phẩm khí phải có H2
→ nH2 = 1,25 - 1 = 0,25 mol → nCa dư = nH2 = 0,25 mol
Theo PT (2): nCa3P2 = 0,5.nPH3 = 0,5 mol
Theo PT (1): nCa pứ = 3.nCa3P2 = 1,5 mol; nP pứ = 2.nCa3P2 = 2.0,5 = 1 mol
nCa banđầu = nCa pứ + nCa dư = 0,25 + 1,5 = 1,75 mol
→ Trong hỗn hợp đầu có: mCa = 1,75.40 = 70 gam; mP = 1.31 = 31 gam
→%mCa = 69,31%; %mP = 30,69%
Khi chuột ăn phải thuốc diệt chuột (kẽm photphua) thì chất này đi vào dạ dày và bắt đầu quá trình phân hủy với tốc độ rất nhanh khiến tình trạng mất nước xảy ra tức thì. Càng khát và uống nhiều nước, hóa chất diệt chuột photphin sản sinh càng nhiều, một vòng lặp lại tiếp tục cho tới khi bạn nhìn thấy xác của chúng thường nằm bên cạnh những khu vực có chứa nước.
Do trong cơ thể chuột sẽ xảy ra phản ứng hóa học là:
Trong cơ thể chuột sẽ xảy ra phản ứng hóa học là:
Zn3P2 + 6H2O ⟶ 3Zn(OH)2 + 2PH3↑