Câu hỏi:
2 năm trước

Đốt cháy hoàn toàn m gam P bằng oxi rồi hòa tan hoàn toàn sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 thu được dung dịch X. Cho 0,5 mol KOH vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 943m/62 gam chất rắn. Giá trị của m là:

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: b

Ta có: 4P + 5O2 → 2P2O5 (1)

Cho sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 thì:

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (2)

Ta có:

nH3PO4 = nP = m/31 (mol)

Dung dịch X chứa H3PO4 và H2SO4

Cho 0,5 mol KOH phản ứng với dung dịch X:

2KOH + H2SO4 → K2SO4+ 2H2O (3)

0,2 ←     0,1 →        0,1 mol

→ Số mol KOH phản ứng với H3PO4 là 0,5 - 0,2 = 0,3 mol

KOH + H3PO4 → KH2PO4 + H2O (4)

2KOH + H3PO4 → K2HPO4 + 2H2O (5)

3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O (6)

Xét các trường hợp sau:

-TH1: Chất rắn sau phản ứng chỉ chứa các muối

→ nH2O = nKOH = 0,5 mol

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mKOH + maxit = mmuối + mH2O

→\(0,5.56 + {\rm{ }}0,1.98 + {\rm{ }}98.\frac{m}{{31}} = \frac{{943m}}{{62}} + {\rm{ }}0,5.18\)

→ m = 2,39 gam

→ nH3PO4 = nP = 0,077 mol

→ \(T = \frac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{H3PO4}}}} = \frac{{0,3}}{{0,077}} = 3,89 > 3\) → Loại vì khi đó chất rắn sau phản ứng ngoài muối còn có KOH dư.

- TH2: Chất rắn sau phản ứng có KOH dư

3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O (6)

3m/31      m/31         m/31

Chất rắn sau phản ứng có chứa \(\left\{ \begin{array}{l}\;0,1{\rm{ }}mol\,{\rm{ }}{K_2}S{O_4}\\\frac{m}{{31}}mol\,{K_3}P{O_4}\\(0,3 - \frac{{3m}}{{31}})mol\,KOH{\rm{ }}du\end{array} \right.\)

 → \(0,1.174 + \frac{m}{{31}}.{\rm{ }}212 + {\rm{ }}(0,3 - \frac{{3m}}{{31}}).56 = \frac{{943m}}{{62}}\) → m = 2,48 gam

Hướng dẫn giải:

Ta có: 4P + 5O2 → 2P2O5 (1)

Cho sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 thì:

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (2)

nH3PO4 = nP = m/31 (mol)

Dung dịch X chứa H3PO4 và H2SO4

Cho 0,5 mol KOH phản ứng với dung dịch X:

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O (3)

Khi cho KOH phản ứng với H3PO4 có thể xảy ra các PTHH sau:

KOH + H3PO4 → KH2PO4 + H2O (4)

2KOH + H3PO4 → K2HPO4 + 2H2O (5)

3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O (6)

Xét các trường hợp sau:

- TH1: Chất rắn sau phản ứng chỉ chứa các muối

Dùng định luật bảo toàn khối lượng tính giá trị m.

- TH2: Chất rắn sau phản ứng có KOH dư

3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O (6)

3m/31      m/31         m/31

Từ khối lượng chất rắn sau phản ứng tính được giá trị m.

Câu hỏi khác