Trong “Văn tế thập loại chúng sinh”, thi hào Nguyễn Du đã viết: “Lập lòe ngọn lửa ma trời Tiếng oan văng vẳng tối trời còn thương”. Ma trơi là những đám lửa sáng lập lòe được nhìn thấy vào bên đêm, ngoài những khu nghĩa trang. Đây là một hiện tượng tự nhiên có thể giải thích bằng kiến thức khoa học, không phải hiện tượng thần bí.
Ma trơi là các hợp chất photpho được hình thành do sự phân hủy xương, xác động thực vật ở khu vực đầm lầy và nghĩa địa. Các hợp chất photpho đó là:
Bản chất của hiện tượng này được giải thích với sự tham gia của 2 chất khí đó là photphin (PH3) và điphotphin (P2H4), P2H4 là chất có khả năng tự cháy trong không khí, khi cháy nó tạo ra nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ lên đến khoảng 150oC sau đó PH3 tiếp tục cháy và kết quả là xuất hiện “ngọn lửa ma trơi”.
PH3, P2H4 xuất hiện do sự phân hủy xương, xác động thực vật ở khu vực như đầm lầy, nghĩa địa. Đó là nguồn photpho rất lớn để hình thành PH3, P2H4 bằng hoạt động của các vi khuẩn trong đất. Chúng tích tụ lại và khi gặp điều kiện thuận lợi thì bốc cháy.