Hai đường thẳng song song

Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội

Đổi lựa chọn

Câu 21 Trắc nghiệm

Cho hình chóp \(S.ABCD\) đáy là hình bình hành tâm \(O\). Gọi \(M,\,\,N,\,\,P\) lần lượt là trung điểm của \(SA\), \(SC,\) \(OB\). Gọi \(Q\) là giao điểm của \(SD\) với \(mp\left( {MNP} \right)\). Tính \(\dfrac{{SQ}}{{SD}}.\)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Bước 1:

Trong \(\left( {ABCD} \right)\) lấy \(PH\parallel AC\)\((H \in CD)\)

=> \(PH||MN\) (Do \(AC||MN\))\( \Rightarrow H \in \left( {PMN} \right)\)\( \Rightarrow NH \subset \left( {PMN} \right)\)

Trong \(\left( {SCD} \right)\) gọi \(Q = NH \cap SD\)

Mà \(NH \subset \left( {PMN} \right)\)=> \(Q \in \left( {PMN} \right)\)

Khi đó  \(Q\) là giao điểm của \(SD\) với \(mp\left( {MNP} \right)\)

Bước 2:

Mà \(N\) là trung điểm của \(SC \Rightarrow \dfrac{{NC}}{{NS}} = 1\).

Mặt khác áp dụng định lí Ta-lét trong tam giác \(DPH\)  ta có \(\dfrac{{HD}}{{HC}} = \dfrac{{DP}}{{OP}} = 3\) (vì \(P\) là trung điểm của \(OB\)).

Bước 3:

Áp dụng định lí Menelaus trong tam giác \(SCD\) với cát tuyến \(QNH\) ta có: \(\dfrac{{HD}}{{HC}}.\dfrac{{NC}}{{NS}}.\dfrac{{QS}}{{QD}} = 1\)

Do đó ta có \(\dfrac{{QS}}{{QD}} = \dfrac{1}{3} \Rightarrow \dfrac{{SQ}}{{SD}} = \dfrac{1}{4}\)