Đốt cháy hoàn toàn anđehit X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho 0,01 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 0,04 mol Ag. Anđehit X là
Đốt cháy anđehit X thu được nCO2 = nH2O => X là anđehit no, mạch hở, đơn chức.
Vì nAg = 4.nX => X là HCHO
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp 2 anđehit sau đó hấp thụ hết sản phẩm vào bình đựng nước vôi trong dư thấy bình có 20 gam kết tủa và dung dịch nước vôi giảm 7,6 gam. Mặt khác cũng lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra tối đa 32,4 gam Ag. Công thức của 2 anđehit là:
nCaCO3 = nCO2 = 0,2 mol => Số C trung bình trong hỗn hợp anđehit = 2
=> Chỉ có đáp án C thỏa mãn
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm propanđial, axetanđehit, etanđial và anđehit acrylic cần 0,975 mol O2 và thu được 0,9 mol CO2 và 0,65 mol H2O. Nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa bao nhiêu gam Ag ?
Bảo toàn nguyên tố O có: nO (hh X) = nCHO = nO(trong sản phẩm cháy) – nO (O2)
<=> nCHO = 0,9.2 + 0,65 – 0,975. 2 = 0,5
Mặt khác, X không chứa HCHO => nAg = 2nCHO = 1 mol
=> mAg = 108 gam
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH3OH, CH3CHO và C2H5CHO cần dùng vừa đủ 0,6 mol O2, sinh ra 0,45 mol CO2. Nếu cho m gam X trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khi kết thúc các phản ứng, khối lượng Ag thu được là
Gọi số mol 3 chất trong X lần lượt là a, b, c (mol)
CH4O + 1,5O2 → CO2 + 2H2O
C2H4O + 2,5O2 → 2CO2 + 2H2O
C3H6O + 4O2 → 3CO2 + 3H2O
=> nO2 = 1,5a + 2,5b + 4c = 0,6 mol
Và nCO2 = a + 2b + 3c = 0,45 mol
=> 0,5b + 0,5c = 0,075 mol
Lại có nAg = 2b + 2c = 0,3 mol
=> mAg = 32,4 gam
Cho m gam hỗn hợp X gồm CH2=CH-CHO, HCHO, C2H5CHO và OHC-CHO phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 38,88 gam Ag. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 0,28 mol CO2 và 0,22 mol H2O. Giá trị có thể có của m là
nAg = 2nCH2=CHCHO + 4nHCHO + 2nC2H5CHO + 4n(CHO)2 = 0,36 mol
=> nX < 0,36/2 = 0,18 mol
nC = nCO2 = 0,28 mol; nH = 2nH2O = 0,44 mol
=> mX < 0,28.12 + 0,44.1 + 0,18.16 = 6,68 gam
Chỉ có đáp án C thỏa mãn
Đốt cháy hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp X gồm C3H6, C3H8, C4H10, CH3CHO, CH2=CH-CHO cần vừa đủ 49,28 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 28,8 gam H2O. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng X trên sục vào dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thấy xuất hiện m gam kết tủa (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là
Ta có :
$X\xrightarrow{+{{O}_{2}},{{t}^{o}}}\left\{ \begin{align}& C{{O}_{2}}:a \\ & {{H}_{2}}O:1,6 \\ \end{align} \right.\,\xrightarrow{BTKL}44a+28,8=24,4+2,2.32\to a=1,5(mol)$$\xrightarrow{BTKL}{{m}_{X}}=24,4=\sum{m(C,H,O)}\to {{n}_{O\,\,trong\,X}}=\frac{24,4-1,5.12-1,6.2}{16}=0,2(mol)$
$\to {{n}_{O\,\,(trong\,X)}}={{n}_{RCHO\,\,(trong\,X)}}=0,2(mol)\to {{m}_{Ag}}=0,2.2.108=43,2(gam)$
Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X, thu được 0,351 gam H2O và 0,4368 lít khí CO2 (ở đktc). Biết X tạo kết tủa đỏ gạch khi tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng. Chất X là
nH2O = 0,0195 mol; nCO2 = 0,0195 mol
Vì X tạo kết tủa đỏ gạch khi tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng => X là anđehit no, mạch hở, đơn chức
Đốt cháy hoàn toàn m gam một ankanal, thu được (m + 14,8) gam CO2 và (m – 0,8) gam H2O. Nếu cũng cho m gam ankanal nói trên tác dụng hết với Cu(OH)2/OH- thì thu được a gam kết tủa đỏ gạch. Giá trị của a là:
Ankanal: CnH2nO
Đốt cháy CnH2nO thu được ${n_{{H_2}O}} = {n_{C{O_2}}} = > {\rm{ }}\frac{{m{\rm{ }} + {\rm{ }}14,8}}{{44}} = {\rm{ }}\frac{{m{\rm{ }}-{\rm{ }}0,8}}{{18}}\,\, = > \,\,m = 11,6$
=> nCnH2nO = 0,6 / n
$ = > {\rm{ }}{M_{{C_n}{H_{2n}}O}} = 14n + 16 = \frac{{11,6}}{{\frac{{0,6}}{n}}}\,\, = > \,\,n = 3$=> ankanal là C2H5CHO 0,2 mol
C2H5CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ C2H5COONa + Cu2O↓đỏ gạch + 3H2O
=> nCu2O = nC2H5CHO = 0,2 mol => mCu2O = 0,2.144 = 28,8 gam
Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ Y và Z (đều là chất khí ở điều kiện thường, chất có phân tử khối nhỏ Y có phần trăm số mol không vượt quá 50%) có tỉ khối so với H2 là 14. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X chỉ thu được CO2 và H2O. Khi cho 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch AgNO3 1M trong NH3 dư thì thu được hỗn hợp kết tủa. Phần trăm thể tích của Y trong hỗn hợp X là
X gồm hai chất có khả năng tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, khi đốt cháy sinh ra CO2 và H2O có MX = 28
=> trong X có C2H2 (Y)
Z có thể là ankin hoặc anđehit
Gọi nY = x mol; nZ = y mol => x + y = 0,2 (1)
nX / nAgNO3 = 0,6 / 0,2 = 3
Như vậy Z phản ứng với AgNO3 có thể theo tỉ lệ 1 : 4 => 2x + 4y = 0,6 (2)
Từ (1), (2) => x = y = 0,1
=> M = (26.0,1 + 0,1.MZ) / 0,2 = 28 => MZ = 30
=> Z là HCHO
%VY = 50%