Dung dịch HF 0,02M có độ điện li $\alpha $ = 0,015. Nồng độ ion H+ có trong dung dịch là
Độ điện li $\alpha $ = 0,015 → [HF]phân li = 0,015.0,02 = 3.10-4 M
HF $\overset {} \leftrightarrows $ H+ + F-
Ban đầu: 0,02M 0
Phân li: 3.10-4 M → 3.10-4 M
Cân bằng: 0,0197 M 3.10-4 M
Trong dung dịch CH3COOH 4,3.10-2 M người ta xác định được nồng độ ion H+ là 8,6.10-4 M. Phần trăm phân tử CH3COOH phân li ra ion là
CH3COOH $\overset {} \leftrightarrows $ CH3COO- + H+
Ban đầu: 4,3.10-2 M 0
Phân li: 8,6.10-4 M ← 8,6.10-4 M
Cân bằng: 0,04214 M 8,6.10-4 M
→ $\alpha $ =$\dfrac{{8,{{6.10}^{ - 4}}}}{{4,{{3.10}^{ - 2}}}}.100\% \,\,\, = \,\,\,2\% $
Trộn 150 ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50 ml dung dịch NaCl 1M thì nồng độ ion Cl- trong dung dịch mới là
\({n_{MgC{l_2}}} = 0,15 \times 0,5 = 0,075mol\); \({n_{NaCl}} = 0,05 \times 1 = 0,05mol\)
MgCl2 và NaCl là các chất điện li mạnh, khi hòa tan vào nước phân li hoàn toàn thành các ion:
MgCl2 → Mg2+ + 2Cl-
0,075 → 0,15 (mol)
NaCl → Na+ + Cl-
0,05 → 0,05 (mol)
=> \(n_{{Cl}^-}\) = 0,15 + 0,05 = 0,2 mol
\[{\text{[}}C{l^ - }{\text{]}} = \dfrac{n}{V} = \frac{{0,2}}{{0,15 + 0,05}} = 1M\]
Cho các axit sau:
(1) H3PO4 (Ka = 7,6.10-3)
(2) HOCl (Ka = 5.10-8)
(3) CH3COOH (Ka = 1,8.10-5)
(4) H2SO4 (Ka = 10-2)
Dãy nào sắp xếp độ mạnh của các axit theo thứ tự tăng dần?
Ka càng lớn tính axit càng mạnh nên ta có sự sắp xếp tính axit như sau:
(2) HOCl < (3) CH3COOH < (1) H3PO4 < (4) H2SO4