1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Hoàng Đức Lương và “Trích diễm thi tập”
- Giới thiệu khái quát về Tựa “Trích diếm thi tập”
2. Thân bài
a. Nguyên nhân khiến thơ văn thất lạc
- Các nguyên nhân khiến thơ văn thất lạc:
+ Thơ văn hay nhưng ít người am hiểu (chỉ bộ phận thi nhân).
+ Người có học thì bận rộn ít để ý đến thơ ca.
+ Người quan tâm đến thơ ca thì không có năng lực.
+ Chính sách in ấn của nhà nước còn nhiều hạn chế.
+ Thời gian và chiến tranh hủy hoại sách.
- Nghệ thuật lập luận:
+ Liên tưởng, so sánh
+ Phương pháp lập luận quy nạp
+ Sử dụng câu hỏi tu từ: “ Làm sao giữ mãi…được mà không….”
=> Tác giả nêu nguyên nhân khiến thơ văn thất truyền nhằm thể hiện:
+ Nhấn mạnh vào mục đích của việc sưu tầm, biên soạn cuốn sách của nình là xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tế chứ không phải chỉ do sở thích cá nhân.
+ Đây là công việc khó khăn nhưng đáng quý, cần thiết, nằm trong trào lưu chung của thời đại phục hưng dân tộc thế kỉ XV.
b. Thực trạng thơ văn nước nhà và tâm sự của tác giả
- Thực trạng thơ văn nước nhà:
+ Chỉ trông chờ vào thơ Đường
+ Thơ Lí – Trần không khảo cứu vào đâu được
+ Chỉ nhặt nhạnh trong giấy tàn, vách nát
- Tâm sự của tác giả:
+ Xót xa, thương tiếc trước di sản quý báu bị tản mát, hủy hoại, đắm chìm trong quên lãng khi đặt nền văn hóa dân tộc mình sánh với văn hóa Trung Quốc.
+ Khó khăn trong việc khảo cứu thơ văn Lí - Trần làm tác giả phải thường thở than, có ý trách lỗi các trí thức đương thời.
c. Công cuộc sưu tập “Trích diễm thi tập” và con người tác giả
- Công việc sưu tập “Trích diễm thi tập” gồm các bước: tìm quanh hỏi khắp, thu lượm của quan đương thời, chọn thơ văn hay, chia xếp từng loại, đặt tên, phần cuối phụ thêm thơ của mình
- Thái độ của Hoàng Đức Lương đối với công việc: khiêm nhường
+ Không tự lượng sức mình
+ Tài hèn sức mọn
+ Chỉ dùng làm sách dạy trong gia đình
- Vẻ đẹp tâm hồn của Hoàng Đức Lương:
+ Tha thiết với những giá trị văn hóa của dân tộc
+ Là một trí thức vừa có trách nhiệm vừa có tài năng
3. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.