I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM
Trả lời câu hỏi SGK trang 24 SGK Ngữ văn 10, tập 1
Câu 1; câu 2:
+ VB1: câu tục ngữ gồm 1 câu, nhằm đáp ứng nhu cầu đúc kết kinh nghiệm.
+ VB2: câu ca dao gồm 4 câu nhằm đáp ứng nhu cầu bày tỏ tâm tư (than thân).
+ VB3: tạo lập trong hoạt động giao tiếp giữa chủ tịch nước với đồng bào, gồm 15 câu, nhằm kêu gọi toàn thể đồng bào đứng lên chống thực dân Pháp.
- Mỗi văn bản có một chủ đề khác nhau và các câu trong từng văn bản đều hướng tới thể hiện nhất quán chủ đề của văn bản đó.
Câu 3:
- Ở những văn bản có nhiều câu, nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu từng đoạn.
+ Ở VB2, bài ca dao chia thành hai cặp câu, mỗi cặp câu đưa ra một so sánh gợi thân phận bấp bênh của người phụ nữ.
+ Đặc biệt, VB3 tách thành 3 phần rất rõ ràng bao gồm mở đầu (Hỡi đồng bào toàn quốc!), phần thân bài (tiếp đến dân tộc ta), phần kết thúc (còn lại).
Câu 4:
- Về hình thức, văn bản 3 có mở đầu là nhan đề Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và kết thúc là thời gian kèm tên người tạo lập văn bản.
Câu 5: Mục đích của từng văn bản trên là:
+ VB1: lưu truyền một kinh nghiệm sống.
+ VB2: phản ánh thân phận bé nhỏ, tội nghiệp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ VB3: kêu gọi nhân dân đánh giặc.
II. CÁC LOẠI VĂN BẢN
Trả lời câu 1 và câu 2 trang 25 SGK Ngữ văn 10, tập 1
Câu 1. So sánh VB 1,2 với VB 3:
Câu 2. So sánh VB2 và VB3:
=> Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta phân biệt 6 loại văn bản:
+ VB thuộc PCNN sinh hoạt.
+ VB thuộc PCNN nghệ thuật.
+ VB thuộc PCNN khoa học.
+ VB thuộc PCNN hành chính.
+ VB thuộc PCNN chính luận.
+ VB thuộc PCNN báo chí.