Câu 1 trang 116 SGK Ngữ văn 10, tập 1
- Hai tiếng múa giáo trong bản dịch thơ chưa lột tả hết vẻ đẹp của hai tiếng hoành sóc trong bản nguyên tác:
+ Múa giáo gợi tính biểu diễn nhiều hơn.
+ Hoành sóc nghĩa là cầm ngang ngọn giáo, vừa gợi động tác cầm giáo chắc chắc, dứt khoát trấn giữ đất nước vừa gợi sự kì vĩ khi độ dài cây trường giáo như đo bằng chiều ngang non sông.
- Con người được đặt trong bối cảnh không gian kì vĩ, rộng lớn (non sông) và thời gian dài lâu, bền bỉ (trải mấy thu).
- Con người mang tầm vóc non sông, vũ trụ và tư thế trấn giữ đất nước hào hùng, oai phong lẫm liệt.
Câu 2 trang 116 SGK Ngữ văn 10, tập 1
- Hình ảnh ba quân nói về quân đội nhà Trần và cũng biểu tượng cho dân tộc Việt.
- Thủ pháp so sánh (tam quân tì hổ: ba quân như hổ báo) và cách nói phóng đại (khí thôn ngưu: khí thế nuốt trôi trâu/khí thế át sao ngưu) khẳng định sức mạnh lớn lao, khí thế ngút trời của quân đội nhà Trần, đó chính là hào khí Đông A, tinh thần thời đại.
Câu 3 trang 116 SGK Ngữ văn 10, tập 1
- Nợ công danh trong bài thơ vừa thể hiện chí làm trai tích cực theo tinh thần Nho giáo (lập công: để lại sự nghiệp, lập danh: để lại tiếng thơm)
- Là món nợ non sông, chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với đất nước.
Câu 4 trang 116 SGK Ngữ văn 10, tập 1
- Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão thể hiện tâm huyết lớn lao của ông đối với đất nước.
- Ông thẹn vì chưa có tài mưu lược lớn lao như Vũ Hầu Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước.
=> Thể hiện nhân cách đẹp đẽ và tấm lòng yêu nước thương dân của ông.
Câu 5 trang 116 SGK Ngữ văn 10, tập 1
- Qua những lời thơ tỏ lòng, hình ảnh trang nam nhi thời Trần hiện lên vừa hùng tráng, kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, mang sức mạnh lớn lao vừa chan chứa tâm huyết với dân tộc và nhân cách cao cả.
- Tinh thần và hào khí Đông A ấy có tác dụng khích lệ, cổ vũ và trở thành tấm gương sáng cho tuổi trẻ hôm nay và mai sau học tập.