1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về Vương Duy: là một nhà thơ nổi tiếng với phong cách thơ thiên nhiên tinh tế, tao nhã.
- Giới thiệu chung về bài thơ Khe chim kêu: là một bài thơ tả cảnh thiên nhiên đẹp như một bức tranh.
2. Thân bài
a. Hai câu đầu
Nhân nhà hoa quế lạc
Dạ tĩnh xuân sơn không.
- Hai câu thơ đầu thể hiện hình ảnh con người sống trong cảnh nhàn hạ, đó là cuộc sống của người ẩn sĩ nơi điền viên sơn thủy, hòa mình vào thiên nhiên.
- Có sự giao hòa, giao cảm một cách tự nhiên giữa người và cảnh: Trong đêm tĩnh lặng, thi nhân nghe được tiếng hoa quế rơi.
=> Cho thấy sự nhạy cảm và tĩnh lặng trong chính tâm hồn của thi nhân.
- Có sự kết hợp của ba từ "lạc" (rụng), "tĩnh" (vắng lặng), "không" (vắng không) => gợi sự tịch mịch của cảnh đêm nơi rừng núi.
=> Cảnh và người thật hòa hợp, người thì nhàn nhã, cảnh thì thanh tao, những bông hoa li ti nhẹ rơi càng làm tăng thêm vẻ tĩnh mịch. Đêm đã yên tĩnh, đêm trên núi vắng mùa xuân lại càng tĩnh lặng hơn.
b. Hai câu thơ sau
Nguyệt xuất kinh sơn điểu,
Thời minh giản tại trung.
- Không khí yên tĩnh tới mức mà một ấn tượng về thị giác (trăng lên) đã tạo nên hiệu quả như một tiếng động.
- Ánh sáng của ánh trăng lan tỏa làm kinh động đến tiếng chim núi, làm chim núi bừng tỉnh, giật mình, thảng thốt. Ánh trăng lên không tiếng động vậy mà cũng làm chim núi giật mình, điều đó cho thấy cảnh yên đến mức chỉ một sự thay đổi nhỏ cũng đủ làm khuấy động sự yên tĩnh.
- Hai câu thơ dường như có sự chuyển dịch từ không gian tính và tối (hai câu đầu) sang động, sáng rõ hơn. Đó là sự xuất hiện của ánh sáng (trăng lên) và âm thanh (chim núi cất tiếng kêu) làm tô điểm thêm cho sự tĩnh lặng của cảnh vật.
=> Nhà thơ lấy cái động để thể hiện cái tĩnh - sự tĩnh lặng của đêm và sự bình yên trong tâm hồn.
3. Kết bài:
Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: với nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy hình gợi âm đầy tài tình, bài thơ đã miêu tả một bức tranh với những thanh âm nhẹ nhàng của thiên nhiên, qua đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên đầy tinh tế.