Soạn Ôn tập phần Làm văn siêu ngắn

Câu 1 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đặc điểm của văn bản tự sự:

- Tự sự là trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa.

- Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ, tình cảm.

Đặc điểm của văn bản thuyết minh:

- Thuyết minh là kiểu văn bản nhằm giải thích, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,...của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người.

- Mục đích: Giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đúng đắn với chúng.

Đặc điểm của văn bản nghị luận:

- Nghị luận là trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội và con người bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận.

- Mục đích: Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.

=> Cần kết hợp các kiểu văn bản đó nhằm tạo sự linh hoạt, thuyết phục, hấp dẫn cho bài văn

Câu 2 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Sự việc tiêu biểu là những sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện.

- Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng.

- Các bước chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu:

+ Xác định đề tài, chủ đề câu chuyện.

+ Dự kiến cốt truyện (sự việc tiêu biểu).

+ Triển khai sự việc bằng các chi tiết.

 Câu 3 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Cách lập dàn ý:

+ Xác định đề tài: Kể về việc gì, chuyện gì?

+ Xác định nhân vật.

+ Dự kiến cốt truyện: Sự việc 1, 2, 3,...

- Dàn ý chung:

+ MB: Giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, ko gian, thời gian, nhân vật,...)

+ TB: Kể những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

+ KB: Nêu cảm nghĩ về câu chuyện đó

Câu 4 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Phân tích, phân loại.

- Liệt kê, nêu ví dụ.

- Giảng giải nguyên nhân- kết quả

- So sánh.

- Dùng số liệu.

Câu 5 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Yêu cầu đảm bảo tính chuẩn xác:

+ Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.

+ Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, các tài liệu có giá trị.

+ Chú ý vấn đề thời điểm xuất bản của tài liệu để cập nhật thông tin.

- Yêu cầu đảm bảo tính hấp dẫn:

+ Đưa ra các chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn ko trừu tượng, mơ hồ.

+ So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, tạo ấn tượng.

+ Kết hợp và sử dụng các kiểu câu linh hoạt.

+ Khi cần nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt.

Câu 6 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Cách lập dàn ý:

MB: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.

TB: Cung cấp các đặc điểm, tính chất, số liệu,... về đối tượng.

KB: Vai trò, ý nghĩa của đối tượngđối với đời sống.

- Cách viết đoạn văn thuyết minh:

+ Xác định chủ đề của đoạn văn.

+ Sử dụng hợp lí các phương pháp thuyết minh.

+ Đảm bảo tính liên kết về hình thức và nội dung.

+ Dùng từ, đặt câu trong sáng, đúng phong cách ngôn ngữ.

Câu 7 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Cấu tạo của 1 lập luận:

+ Luận điểm.

+ Các luận cứ.

+ Các phương pháp lập luận.

- Các thao tác nghị luận:

+ Diễn dịch.

+ Quy nạp.

+ Phân tích.

+ Tổng hợp.

+ So sánh.

- Cách lập dàn ý:

+ Nắm chắc các yêu cầu của đề bài.

+ Tìm hệ thống luận điểm, luận cứ.

+ Sắp xếp các luận điểm, luận cứ hợp lí.

Câu 8 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Yêu cầu của tóm  tắt VB tự sự:

+ Tôn trọng nội dung cơ bản của tác phẩm.

+ Thỏa mãn những yêu cầu cơ bản của 1 văn bản.

+ Đáp ứng được mục đích tóm tắt.

+ Xác định mục đích tóm tắt.

+ Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính, đặt nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác và diễn biến của các sự việc trong cốt truyện.

+ Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình, có thể trích dẫn nguyên văn 1 số từ ngữ, câu văn trong tác phẩm

- Yêu cầu của tóm tắt văn bản thuyết minh:

+ Văn bản tóm tắt phải rõ ràng, chính xác so với nôi dung văn bản gốc.

+ Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt.

+ Đọc kĩ văn bản gốc để nắm được đối tượng thuyết minh.

+ Tìm bố cục văn bản.

+ Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình

Câu 9 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Đặc điểm cách viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo:

+ Thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, cách thức và thời gian tiến hành.

+ Lời văn ngắn gọn, thể hiện dưới các mục lớn nhỏ khác nhau, cần thiết có thể kẻ bảng.

+ Đặc điểm cách viết quảng cáo:

+ Ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng.

+ Trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mĩ tục.

+ Chọn được 1 nội dung độc đáo, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ rồi trình bày theo kiểu quy nạp hoặc so sánh và sử dụng những từ ngữ khẳng định tuyệt đối.

+ Kết hợp sử dụng các từ ngữ và hình ảnh minh họa.

Câu 10 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Cách thức trình bày 1 vấn đề:

+ Trước khi trình bày cần tìm hiểu, suy nghĩ, nắm chắc các đặc điểm của vấn đề, đối tượng cần trình bày.

+ Chuẩn bị đề tài, đề cương cho bài nói.

+ Khi trình bày cần tuân thủ trình tự: khởi đầu- diễn biến- kết thúc

III – LUYỆN TẬP

Câu 2 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Tóm tắt bài Truyện Kiều:

- Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình có dòng dõi làm quan, là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, từng trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc đời. Ông đã để lại cho dân tộc nhiều di sản văn học có giá trị, trong đó có Truyện Kiều

- Truyện Kiều viết bằng thể thơ lục bát, kể về cuộc đời người con gái Thúy Kiều tài hoa nhưng bạc mệnh. Tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc: vừa là bản cáo trạng tố cáo xã hội đương thời, vừa xót thương, trân trọng, ngợi ca những khát vọng chính đáng của con người