I. NGÔN NGỮ SINH HOẠT
1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt
Câu 1, trang 113 SGK Ngữ văn 10, tập 1
- Khái niệm: Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống.
2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
- Dạng nói (độc thoại , đối thoại)
- Dạng viết (nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ)
3. Luyện tập
Câu a, b trang 114 SGK Ngữ văn 10, tập 1
a) 1. Câu ca dao "Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" là lời khuyên của người xưa về việc lựa chọn, sử dụng ngôn từ sao cho người nghe cảm thấy hài lòng và lời nói trở thành phương tiện giúp vun đắp mối quan hệ giữa người nói và người nghe.
- Nhưng thực tế cũng có những lời nói thẳng thắn tuy không làm vừa lòng người nghe nhưng lại rất cần thiết và đem lại hiệu quả. Bởi vậy, từng đối tượng, từng mục đích giao tiếp mà người nói sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp.
2. Câu ca dao "Vàng thì thử lửa thử than/Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời" cho rằng lời nói và cách nói năng là một trong những tiêu chí đánh giá phẩm chất, nhân cách con người
- Tuy vậy, cũng có một số người ăn nói bỗ bã, thái độ thiếu lịch sự nhưng lại có bản chất thiện lương, họ cần có ý thức rèn luyện lời ăn tiếng nói để hoàn thiện mình hơn.
b. Nhận xét về từ ngữ trong đoạn trích:
- Màu sắc ngôn ngữ Nam Bộ rõ rệt (chén, rượt, phú quới, cực lòng).
- Ngôn ngữ tự nhiên, mộc mạc, là lời ăn tiếng nói giản dị của người thợ câu cá sấu.
- Ngôn ngữ thể hiện cá tính của người nói (ông Năm Hên): bộc trực, khiêm nhường, am hiểu về đặc điểm loài cá sấu.