I. DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
1. Dàn ý chung cho một bài văn
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng, sự vật, sự viêc
- Thân bài: Nội dung chính của bài viết
- Kết bài: Nêu suy nghĩ, hành động
2. Các trình tự sắp xếp ý (cho phần thân bài):
- Trình tự thời gian (từ xưa đến nay)
- Trình tự không gian (từ gần đến xa, từ trong nhà ra ngoài, từ trên xuống dưới,…).
- Trình tự nhận thức của con người (từ quen đến lạ, từ dễ thấy đến khó thấy,…).
- Trình tự chứng minh – phản bác (hoặc phản bác – chứng minh).
II. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
1. Xác định đề tài
- Xác định đề tài: Thuyết minh về đối tượng nào
- Chú ý: cần xác định những vấn đề liên quan đến đối tượng cần phải được nắm bắt rõ ràng, chính xác và đầy đủ.
2. Lập dàn ý
- Khi lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, cần chú ý các bước như sau:
Xây dựng dàn ý:
+ Mở bài:
> Nêu đề tài thuyết minh.
> Dẫn dắt, tạo ra sự chú ý của người đọc về nội dung thuyết minh.
+ Thân bài:
> Tìm ý, chọn ý: Cần triển khai những ý nào để thuyết minh về đối tượng đã giới thiệu (cung cấp những thông tin, tri thức gì)?
> Sắp xếp ý: Cần trình bày các ý theo trình tự nào cho phù hợp với đối tượng thuyết minh, đạt được mục đích thuyết minh, giúp người tiếp nhận dễ dàng nắm được nội dung thuyết minh?
+ Kết bài:
Nhấn mạnh đề tài thuyết minh và tô đậm ấn tượng cho người tiếp nhận về đối tượng vừa thuyết minh.