1. Mở bài
- Giới thiệu chung về thể loại truyền thuyết: là nhưng câu chuyện truyền miệng dân gian dựa vào những sự kiện hoặc nhân vật lịch sử.
- Giời thiệu khái quát về truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
2. Thân bài
a. Nhân vật An Dương Vương
* An Dương Vương trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước
- Nhân vật lịch sử An Dương Vương:
+ Tên thật Thục Phán, là vị vua lập nên và cai trị duy nhất của nhà nước Âu Lạc.
+ Thời gian trị vì 50 năm (257 TCN- 208 TCN).
+ Quyết định dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về đồng bằng (thành Cổ Loa) để phát triển và mở rộng lưu thông.
=> Ban đầu, có thể nhân định An Dương Vương là vị vua sáng suốt, bản lĩnh vững vàng, tầm nhìn xa rộng.
- Quá trình xây thành:
+ Thành đắp tới đâu lở tới đó.
+ Lập bàn thờ, giữ mình trong sạch, cầu bách thần.
+ Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang, tức Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành công Loa Thành.
+ Thành rộng ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc
=> Thành Cổ Loa là căn cứ phòng thủ vững chắc, là sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ
=> An Dương Vương có lòng kiên trì quyết tâm, có ý thức đề cao cảnh giác
- Việc chế nỏ:
+ Nỗi băn khoăn: “Nhờ ơn của thần, thành đã được xây xong. Nay nếu có giặc ngoài biết lấy gì mà chống?
+ Được Rùa Vàng tặng móng vuốt làm lẫy nỏ thần
=> ADV được giúp đỡ vì có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ đất nước, hình ảnh nỏ thần cũng khẳng định niềm tự hào của cha ông về trình độ sản xuất vũ khí
- Sự xuất hiện của chi tiết kì ảo: cụ già bí ẩn, rùa vàng, nỏ thần đã khẳng định việc làm của An Dương Vương là chính nghĩa, hợp lòng trời, được lòng dân.
- Chiến thắng Triệu Đà:
+ Nhờ thành ốc kiên cố
+ Nhờ nỏ thần lợi hại
+ Nhờ có ý thức đề cao cảnh giác
=> Nêu cao bài học cảnh giác, tinh thần trách nhiệm và sự sáng suốt của An Dương Vương.
→ ADV mang phẩm chất của vị vua anh hùng, tầm nhìn xa trông rộng, có ý thức đề cao cảnh giác, bản lĩnh vững vàng, biết trọng người tài, có lòng yêu nước sâu sắc, có công lao với dân tộc, được thần và dân đồng lòng.
→ Nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về những thành quả và chiến công của dân tộc
* Bi kịch nước mất - nhà tan
- Nguyên nhân thất bại:
+ Nhận lời cầu hòa, gả con gái cho con trai kẻ thù, cho Trọng Thủy ở rể ngay trong Loa Thành
=> Không nhận thấy bản chất ngoan cố và âm mưu thâm độc của kẻ thù.
+ Khi giặc đến chân thành: vẫn mãi lo chơi cờ, cười nhạo kẻ thù.
=> Chủ quan, ỷ lại vào vũ khí hiện đại mà không lo phòng bị, xem thường địch.
=> An Dương Vương tự chuốc lấy thất bại do tự phạm nhiều điều sai.
- Kết cục: thất bại, bỏ chạy, giết con, sự nghiệp tiêu vong
=> Vua có trách nhiệm với đất nước nhưng mát cảnh giác nên rơi vào bi kịch.
* Ý nghĩa các chi tiết hư cấu:
- Nhờ tiếng thét của Rùa Vàng, An Dương Vương tỉnh ngộ, tự tay chém đầu con gái:
+ Hành động quyết liệt, dứt khoát đứng về phía công lí và quyền lợi của dân tộc.
+ Sự thức tỉnh muộn màng của nhà vua
+ Sự thảm khóc của chiến tranh
=> chi tiết mang tính bi kịch
- An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc rồi theo gót Rùa vàng xuống biển:
+ Thể hiện sự ngưỡng mộ đối với vị anh hùng dân tộc
+ Niềm thương tiếc khi huyền thoại hoá, bất tử hoá người anh hùng
=> Những chi tiết hư cấu thể hiện quan điểm và thái độ kính trọng, mến phục của nhân dân; đồng thời giúp xoa dịu nỗi đau mất nước. Tuy mất cảnh giác để mất nước nhưng trong tâm thức người dân, An Dương Vương mãi là nhà vua yêu nước, có công với nước.
b. Nhân vật Mị Châu
- Sai lầm:
+ Vô tình tiết lộ bí mật về nỏ thần, tạo điều kiện cho Trọng Thủy đánh tráo nỏ thần.
=> Ngây thơ, cả tin, mất cảnh giác làm lộ bí mật quốc gia
+ Nghe lời chồng: rắc lông ngỗng đánh dấu, giúp kẻ thù truy đuổi theo hai cha con => bị tình cảm làm cho lu mờ lí trí, đặt tình cảm vợ chồng lên trên lợi ích quốc gia
=> Mị Châu đã thuận theo tình cảm vợ chồng mà quên đi nghĩa vụ đối với đất nước
- Kết cục: Bị Rùa Vàng kết tội là giặc và bị vua cha chém đầu => Mị Châu phải trả giá cho sự cả tin đến mù quáng của mình
=> Nhân dân muốn phê phán Mị Châu - bằng bản án tử hình - vì những lỗi lầm gây tổn hại cho đất nước => Xuất phát từ truyền thống yêu nước, thiết tha đối với độc lập, tự do của dân ta.
- Mị Châu được minh oan:
+ Lời nguyền trước khi chết: “nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha…nhục thù” => minh chứng cho tấm lòng trung hiếu, giãi bày cho nỗi oan bị lừa dối.
+ Hóa thân kiểu phân thân: máu biến thành ngọc trai => lời nguyền linh ứng
=> Sự bao dung, cảm thông của nhân dân đối với sự trong trắng, thơ ngây của Mị Châu khi phạm tội một cách vô tình.
* Bài học lịch sử: phải đặt đúng đắn mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng, giữa tình nhà với nợ nước.
c. Nhân vật Trọng Thủy
* Giai đoạn đầu
- Nghe lời vua cha lợi dụng Mị Châu lấy cắp nỏ thần
- Tấn công nước Âu Lạc và đuổi theo cha con An Dương Vương
=> Trọng Thủy phản bội tình cảm của Mị Châu, là tên gián điệp nguy hiểm, kẻ thù của dân tộc, trực tiếp gây ra bi kịch mất nước và cái chết của hai cha con An Dương Vương.
* Khi Mị Châu chết
- Khóc lóc, ôm xác vợ về táng ở Loa Thành.
- Lao đầu xuống giếng tự tử.
=> Tình cảm thực sự với vợ xuất hiện đã quá muộn màng.
- Cái chết của Trọng Thủy thể hiện:
+ Sự bế tắc giữa hai tham vọng: có được nước Âu Lạc và có tình yêu của Mị Châu
+ Sự trả giá tất yếu của giả dối và phản bội
=> Đứng giữa hiếu và tình, Trọng Thủy cũng là nạn nhân của chiến tranh xâm lược.
d. Hình ảnh ngọc trai – giếng nước:
- Là hình ảnh có giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ cao.
- Hình ảnh ngọc trai: phù hợp với lời ước nguyện của Mị Châu => chứng minh cho tấm lòng trong sáng của nàng.
- Chi tiết nước giếng có hồn Trọng Thuỷ => là chứng nhận cho sự hối hận và ước muốn hoá giải tội lỗi của Trọng Thuỷ.
- Chi tiết ngọc trai đem rửa nước giếng lại càng sáng đẹp hơn => Trọng Thuỷ đã tìm được sự hoá giải của Mị Châu ở thế giới bên kia.
=> Sự phán xét thấu lí đạt tình, vừa nghiêm khắc vừa nhân ái của nhân dân (rộng lòng tha thứ cho những người vô tình phạm tội như Mị Châu hay những kẻ biết ăn năn hối hận như Trọng Thuỷ).
3. Kết bài
- Khái quát và mở rộng vấn đề.