1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả: Thiền sư Mãn Giác là nhà thơ đại biểu cho dòng văn học Lý - Trần thông qua bài "Cáo bệnh, bảo mọi người".
- Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ thể hiện rất rõ lòng yêu đời với cái nhìn lạc quan của nhà thơ. Lời kệ được viết khi nhà thơ đau bệnh nhưng nó vẫn toát lên sự bình thản yêu đời, xuất phát từ một thể trạng tinh thần khoẻ mạnh, đầy bản lĩnh, đạt đến độ tự tại ung dung.
2. Thân bài
a. Quy luật cuộc sống
- Hai câu thơ đầu diễn tả quy luật biến đổi của thiên nhiên:
+ Cây cối biến đổi theo thời tiết. Thông thường mùa xuân đến hoa nở “Xuân tối trăm hoa tươi”.
+ Bài thơ nói về hoa rụng trước, hoa nở sau => sự luân hồi của thiên nhiên. Hoa tàn rồi hoa lại nở. Hình ảnh xuân và hoa mang đến cái đẹp, sự ấm áp tràn đầy sức sống của thời tiết và cây cối.
- Câu 3 và 4 diễn tả quy luật biến đổi của đời người:
+ Thời gian sự việc qua đi, con người trải qua năm tháng cùng già đi.
+ Mái đầu bạc là tượng trưng cho tuổi già. Đó là biểu hiện cụ thế nhất sự biến đổi của con người trước thời gian.
+ Tâm trạng nhà thơ như nuối tiếc, xót xa bởi thời gian của vũ trụ thì vô thuỷ vô chung còn thời gian của đời người thì ngắn ngủi.
b. Quan niệm nhân sinh mới mẻ
- Trong hai câu thơ cuối, tác giả mượn việc miêu tả thiên nhiên mà nói đến một quan niệm triết lí trong Phật giáo: khi con người đã giác ngộ đạo (hiểu được chân lí và quy luật) thì có sức mạnh lớn lao, vượt lên trên cả lẽ sinh diệt thông thường. Thiền sư đắc đạo trở về với bản thể vĩnh hằng, không sinh, không diệt như nhành mai kia cứ tươi bất kể xuân tàn.
- Hình tượng cành mai đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận:
+ Trong quan niệm của người xưa, hoa mai là loài hoa chịu được cái giá rét của mùa đông. Trong sương tuyết lạnh, mai vẫn nở hoa, báo hiệu cho mùa xuân đến.
+ Hoa mai tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, thử thách, gian nan => Hình tượng hoa mai vì thế tượng trưng cho sức sống bất diệt của con người.
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật: bằng lối sử dụng từ ngữ, hình ảnh tương phản, giàu biểu tượng đã thể hiện được cái nhìn lạc quan yêu đời của nhà thơ ngay khi bệnh tật.