Phân tích tác phẩm Nỗi thương mình

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

- Giới thiệu khái quát về đoạn trích

2. Thân bài

a. Tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều ở lầu xanh (4 câu đầu)

- Bút pháp ước lệ, tượng trưng: bướm, ong, cuộc vui, trận cười

=> Cảnh sinh hoạt xô bồ, tấp nập ở chốn lầu xanh

- Sử dụng điển cố, điển tích: lá gió, cành chim, Tống Ngọc, Trường Khanh

- Nghệ thuật tiểu đối, gợi nên sự bẽ bàng, xấu hổ của Thúy Kiều: bướm lả - ong lơi, cuộc vui…- trận cười…., sớm – tối

- Từ ngữ chỉ mức độ: biết bao, đầy tháng, suốt đêm

=> Cuộc sống xô bồ ở lầu xanh, Kiều phải tiếp khách làng chơi suốt ngày đêm. Đây là một tình cảnh trớ trêu của cuộc đời Kiều khi bị vùi dập, chà đạp cả thể xác và nhân phẩm

b. Niềm thương xót cho thân phận của Kiều

- Không gian: lầu xanh

- Thời gian: tàn canh, ban đêm

=> Thời gian, không gian nghệ thuật thích hợp để Kiều soi thấu tâm trạng của mình

- Tâm trạng của Thúy Kiều:

+ Giật mình: bàng hoàng, thảng thốt, không tin vào cảnh sống ở thực tại của bản thân mình

+ Thương mình xót xa

=> Cái giật mình trân quý, làm nên nhân cách cao đẹp của Thúy kiều

- Nghệ thuật:

+ Cặp từ đối lập “ khi sao” và “ giờ sao” với nghệ thuật đối giữa hai câu lục/ bát ⇒ nhấn mạnh sự khác biệt: quá khứ thì êm đềm, hạnh phúc còn hiện tại thì đau đớn, phũ phàng, bị vùi dập

+ Ngữ điệu hỏi: “mặt sao”, “ thân sao”

+ sử dụng thành ngữ chéo:“dày gió dạn sương” (dày dạn gió sương), “bướm chán ong chường” (ong bướm chán chường) ⇒ nhấn mạnh sự ngỡ ngàng, bàng hoàng

+ Đối lập giữa khách và Kiều

⇒ Khi sống thật với chính mình, Kiều bàng hoàng , xót xa cho thân phận của mình và phải chăng đó cũng chính là tiếng nói đòi quyền sống cá nhân của con người trong xã hội phong kiến của Nguyễn Du- con người biết nhận thức và ý thức về hạnh phúc của mình

-

c. Tâm trạng cô đơn, đau khổ của Thúy Kiều (phần còn lại)

- Cuộc sống chốn thanh lâu: có phong, hoa, tuyết, nguyệt (cảnh đẹp bốn mùa), thú vui cầm, kì, thi, họa

=> Cảnh vật đối với Thúy Kiều là sự giả tạo, Kiều không tìm được tri âm, tri kỉ, nàng thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh

- Qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tác giả khắc họa tâm trạng của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh: sông nơi lầu xanh dập dìu, Thúy Kiều tự thương, tự đau, tự xót xa cho thân phận của mình

- Điệp từ vui, ai…và câu hỏi tu từ là tiếng kêu đến xé lòng của con người tài hoa bạc mệnh

=> Trong chốn lầu xanh nơi mà tất cả đều phù phiếm, đồng tiền lên ngôi, Kiều vẫn cố gắng tách mình ra, tìm một tâm hồn tri âm, thể hiện khát vọng sống trong sạch của Kiều mà ta thật sự đáng trân trọng.

=> Nguyễn Du đề cao giá trị nhân văn, cảm thông sâu sắc với số phận của Kiều và lên án xã hội gay gắt

III. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

Câu hỏi trong bài