Câu 1 trang 52 SGK Ngữ văn 10, tập 1
* Bố cục
+ Phần 1 (từ đầu đến kém gan dạ): Pê-nê-lốp chưa chịu nhận chồng.
+ Phần 2 (còn lại): cảnh đoàn tụ (Pê-nê-lốp nhận chồng).
* Nội dung
- Đoạn trích đề cao trí tuệ và lòng chung thuỷ của con người
Câu 2 trang 52 SGK Ngữ văn 10, tập 1
- Khi Pê-nê-lốp chưa chịu nhận chồng:
+ Uy-lít-xơ mỉm cười khuyên con trai đừng trách mẹ (chàng cho rằng vì vẻ ngoài rách rưới mà Pê-nê-lốp chưa chịu nhận mình) và hãy bàn đến việc xử trí tình hình sau khi bọn cầu hôn bị tiêu diệt
+ Khi Uy-lít-xơ đi tắm rửa để hiện diện với vẻ đẹp như cũ, chàng trách vợ lạnh giá vì không nhận mình.
- Khi Pê-nê-lốp nhận ra chàng: Uy-lít-xơ càng thêm muốn khóc, người ôm lấy người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời chung thủy của mình mà khóc dầm dề.
=> Uy-lít-xơ vô cùng xúc động, vui sướng và hạnh phúc khi được gặp lại vợ.
=> Cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất cao quý, nhẫn nại, khoan dung và bản lĩnh.
Câu 3 trang 52 SGK Ngữ văn 10, tập 1
- Pê-nê-lốp rất đỗi phân vân vì:
+ Nàng không biết đứng xa hỏi chuyện chồng hay nên lại gần ôm hôn chàng.
+ Sâu xa hơn, Pê-nê-lốp phân vân vì chưa chắc chắn hoàn toàn rằng đó là Uy-lít-xơ. Nàng đã giải thích điều đó khi đoàn tụ: Thiếp luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác.
=> Pê-nê-lốp vô cùng bình tĩnh, tự tin và thận trọng.
- Việc chọn cách thử bí mật của chiếc giường cho thấy vẻ đẹp của sự thông minh, khéo léo, trí tuệ, sắc sảo của Pê-nê-lốp.
Câu 4 trang 52 SGK Ngữ văn 10, tập 1
+ Cách kể của Hô-me-rơ tỉ mỉ, chậm rãi, trang trọng mang đặc trưng của sử thi Hi Lạp.
+ Để khắc họa nhân vật, tác giả thường sử dụng các định nghĩ chỉ phẩm chất mỗi khi nhắc tên nhân vật và đặt nhân vật vào các tình huống thử thách, để nhân vật bộc lộ phẩm chất qua hành động và lời thoại.
+ Ở khổ cuối (Dịu hiền…buông rời) sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh mở rộng kết hợp với lối lặp đi lặp lại các định ngữ chỉ phẩm chất.