1. Tiểu sử
- Vương Duy (701 - 761), tự là Ma Cật.
- Quê: đất Kĩ, Thái Nguyên (nay thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc).
- Năm 21 tuổi ông đỗ tiến sĩ, ra làm quan, nhưng có một thời gian dài ông sống như người ẩn dật, “mỗi lần bãi triều về là đốt hương ngồi một mình, đọc kinh niệm Phật.”
2. Sự nghiệp sáng tác
- Cùng với Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy là đại biểu của phái thơ sơn thủy (thơ lấy thiên nhiên làm đề tài) thời Thịnh Đường.
- Thơ Vương Duy hiện còn hơn 400 bài.
- Phong cách thơ: tinh tế, trang nhã.
- Đặc trưng thơ: Vương Duy đặc biệt thành công trong cả hai mảng thơ: thơ điền viên sơn thuỷ và thơ thiền, cho dù không phải bao giờ cũng có sự tách bạch đó.
+ Ở mảng thơ điền viên sơn thuỷ, Vương Duy tỏ ra là một nhà ngôn ngữ hội họa tài ba, tức là giỏi “gợi” vậy.
+ Ở mảng thơ thiền, Vương Duy là một “thiền sư” triết lý thâm trầm bằng ngôn ngữ “thiền vô ngôn thiền” của mình.
=> Nhưng xét cho cùng, chất “gợi” và chất “làm thinh” thường ở trong nhau. “Gợi” chính là để “nói ít thôi, làm thinh nhiều hơn”. Do vậy, trong thơ điền viên sơn thuỷ có ý vị thiền; trong thơ thiền có cảnh sơn thuỷ điền viên.