1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Nằm trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài số 73
b. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (bốn câu đầu): Cuộc sống hàng ngày của nhà thơ
- Phần 2 (bốn câu sau): Quan niệm sống và vẻ đẹp nhân cách nhà thơ
c. Tư tưởng “Nhàn”
- Nhàn: Nhàn là có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải lo nghĩ đến.
- Chữ Nhàn trong quan niệm thời trung đại:
+ Nho giáo: “Nhàn” là một phương châm sống, một chuẩn tắc trong hành xử của tầng lớp Nho sĩ. “Nhàn” chính là để giữ tròn thanh danh, khí tiết của bản thân trong thời loạn lạc.
+ Đạo giáo - Phật giáo: là một trạng thái đạt đến cảnh giới tối cao, an tịnh, siêu thoát của “hư tâm”, “tâm phật”.
→ Trong thơ trung đại Việt Nam: Tư tưởng “nhàn” được thể hiện qua cách xuất – xử; hành – tàng của tầng lớp Nho sĩ trước thời cuộc, họ thường gửi gắm vào thiên nhiên tâm sự của bản thân về thế sự.
=> Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn là một nội dung lớn đồng thời là triết lí sống phổ biến của tầng lớp nho sĩ thế kỉ XVI.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
- Khẳng định quan niệm sống Nhàn hoà hợp với tự nhiên và giữ được cốt cách thanh cao, thoát khỏi vòng danh lợi.
b. Giá trị nghệ thuật
- Nhịp thơ chậm, thong thả.
- Giọng điệu thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh.