Câu 1 trang 80 SGK Ngữ văn 10, tập 1
a. Quan hệ giữa Cải và thầy lí đã được dàn xếp: Cải đút lót cho thầy lí 5 đồng nhờ thầy xử cho mình được thắng kiện.
- Mâu thuẫn xuất hiện khi thầy lí xử Cải thua kiện và bị đánh 10 roi.
- Hai bên thắc mắc và giải thích cho nhau ngay trên công đường qua ngôn ngữ và cử chỉ mà chỉ Cải và thầy lí mới hiểu.
b. Sự kết hợp giữa lời nói và động tác của hai nhân vật:
+ Cải: xòe 5 ngón tay và khẽ bẩm Xin xét lại, lẽ phải về con mà à ngầm nhắc thầy lí về số tiền 5 đồng mình đã đút lót.
+ Thầy lí: úp bàn tay mặt lên bàn tay trái và nói Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hai mày à ngầm giải thích Ngô còn đút cho thầy gấp đôi nên thầy phải ra quyết định như vậy.
=> Lời nói và cử chỉ kết hợp thống nhất tạo nên hai thứ ngôn ngữ trên công đường (ngôn ngữ lời nói công khai ai cũng hiểu nhưng ngôn ngữ cử chỉ thì chỉ Cải và thầy lí mới hiểu) và lối chơi chữ (từ phải dùng theo hai nghĩa: bàn tay phải – lẽ phải) độc đáo. Tính kịch thể hiện rõ trong kết thúc bất ngờ và hai loại ngôn ngữ trên.
=> Phê phán sự tham lam, bất công của lí trưởng và chế giễu tình cảnh thảm hại của người lao động đáng thương đi tìm công lí bằng con đường tiêu cực.
Câu 2 trang 80 SGK Ngữ văn 10, tập 1
Lời nói kết thúc truyện sử dụng nghệ thuật chơi chữ độc đáo: Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hai mày.
- Từ phải chỉ tính chất được kết hợp với từ chỉ số lượng tạo ra nhận thức về sự bất hợp lí trong tư duy người nghe. Tuy vậy, điều này có vẻ hợp lí vì 10 đồng của Ngô gấp đôi 5 đồng của Cải đút lót thầy lí.
- Lời lí trưởng vừa vô lí (trong xử kiện) vừa hợp lí (trong mối quan hệ thực tế giữa các nhân vật). Câu nói thể hiện bản chất tham lam, nhũng nhiễu của lí trưởng.
Câu 3 trang 80 SGK Ngữ văn 10, tập 1
- Cải và Ngô là những người lao động nghèo, đều mắc sai lầm là đi tìm công lí bằng cách thức tiêu cực (đút lót) nên đều mất tiền cho tên lí trưởng tham lam, xảo trá.
- Trong đó, Cải vừa mất tiền vừa thua kiện, hành vi tiêu cực đã làm anh trở nên thảm hại, anh vừa đáng thương vừa đáng trách.