Câu 1 trang 36 SGK Ngữ văn 10, tập 1
So sánh phẩm chất của hai tù trưởng:
Câu 2 trang 36 SGK Ngữ văn 10, tập 1
- Đăm Săn đến từng nhà kêu gọi mọi người (nô lệ của Mtao Mxây) đi theo mình.
- Lời đáp của dân làng: không đi sao được (3 lần); tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?; nhưng bác ơi, xin chờ chúng tôi cho lợn ăn cái đã; làng chúng tôi…không còn nữa.
- Hành động của dân làng: đi theo Đăm Săn đông và vui như chảy hội.
=> Thể hiện sự thống nhất giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng sử thi với quyền lợi của cộng động; thể hiện sự tuân phục và yêu mến của cộng đồng đối với cá nhân anh hùng.
=> Ý chí thống nhất dân tộc của toàn thể cộng đồng Ê-đê.
Câu 3 trang 36 SGK Ngữ văn 10, tập 1
- Đoạn đầu kể về cuộc giao chiến nhưng không có cảnh đổ máu hay cảnh buôn làng tan tác.
- Đoạn cuối chú ý đến việc miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng với dung lượng lớn so với các cảnh khác trong đoạn trích. Cảnh ăn mừng được miêu tả tưng bừng, tấp nập, vui sướng.
=> Ý nghĩa:
- Phản ánh khát vọng về cuộc sống thịnh vượng, no đủ, giàu có, sự đoàn kết thống nhất và lớn mạnh của cộng đồng tộc người.
- Cuộc chiến giữa hai tù trưởng đóng vai trò là “bà đỡ lịch sử” để tộc người lớn mạnh hơn.
- Ca ngợi tầm vóc và ý nghĩa lớn lao của người anh hùng với lịch sử của cộng đồng.
Câu 4 trang 36 SGK Ngữ văn 10, tập 1
- Lối so sánh tương đồng: như gió lốc gào, như những vệt sao băng…
- So sánh tăng cấp bằng loạt từ ngữ so sánh liên hoàn: đoạn tả tài múa khiên của Đăm Săn, đoạn tả đoàn người đông đảo đi về theo Đăm Săn sau trận đánh, đoạn tả thân hình lực lưỡng của Đăm Săn ở phần cuối.
- So sánh tương phản: cảnh múa khiên của hai tù trưởng.
- Lối so sánh miêu tả đòn bẩy: miêu tả tài của Mtao Mxây trước rồi tả tài của Đăm Săn sau để làm nổi bật tài năng vượt trội của chàng.
=> Các hình ảnh được đem ra làm chuẩn cho so sánh đều lấy từ thiên nhiên, vũ trụ người anh hùng được đo bằng tầm vóc và chiều kích của vũ trụ.