1. Tìm hiểu chung
a. Hoàn cảnh ra đời
- Mùa đông năm 1427, sau khi diệt viện, chém Liễu Thăng, đuổi Mộc Thạnh, tổng binh Vương Thông đang cố thủ trong thành Đông Quan phải xin hàng, cuộc kháng chiến chống giặc Minh hoàn toàn thắng lợi.
- Năm 1428: Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đình Hậu Lê, sai Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để bố cáo cho toàn dân được biết chiến thắng vĩ đại của quân dân trong 10 năm chiến đấu gian khổ, từ nay, nước Việt đã giành lại được nền độc lập, non sông trở lại thái bình.
b. Nhan đề
- Chữ Hán: Bình Ngô đại cáo
- Giải nghĩa:
+ Đại cáo: bài cáo lớn
=> Dung lượng lớn, tính chất trọng đại.
+ Bình: dẹp yên, bình định, ổn định.
+ Ngô: giặc Minh.
=> Nghĩa của nhan đề: Bài cáo lớn ban bố về việc dẹp yên giặc Ngô.
c. Thể loại cáo:
- Khái niệm: là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.
- Đặc trưng:
+ Viết bằng văn xuôi hay văn vần, phần nhiều là văn biền ngẫu (loại văn có ngôn ngữ đối ngẫu, các vế đối thanh B-T, từ loại, có vần điệu, sử dụng điển cố, ngôn ngữ khoa trương).
+ Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén.
+ Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
d. Bố cục: 4 phần
+ Phần 1 (Từng nghe… chứng cớ còn ghi): Nêu luận đề chính nghĩa.
+ Phần 2 (Vừa rồi... thần dân chịu được): Vạch rõ tội ác tày trời của giặc Minh.
+ Phần 3 (Ta đây... cũng là chưa thấy xưa nay): Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa.
+ Phần 4: (còn lại) Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
2. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
a. Giá trị nội dung:
- Đại cáo bình Ngô được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta.
- Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc.
- Tố cáo tội ác của kẻ thù.
- Tái hiện quá trình kháng chiến hào hùng.
- Ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
b. Giá trị nghệ thuật
- Kết hợp hài hòa 2 yếu tố: chính luận sắc bén và văn chương trữ tình.