I – ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
Câu 1 (trang 62 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
a. Đoạn văn là một phần của văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Đoạn văn có tính trọn vẹn về nội dung và hình thức.
b. Một đoạn văn cần đạt được những yêu cầu sau:
+ Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề thống nhất và duy nhất.
+ Liên kết chặt chẽ với đoạn trước và đoạn sau.
+ Diễn đạt chính xác, trong sáng.
Câu 2 (trang 62 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
- Giống nhau: đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn, thống nhất về nội dung chủ đề, tính liên kết với các đoạn văn khác.
- Khác nhau (sự khác nhau xảy ra bởi vì mục đích khi viết đoạn văn) :
+ Đoạn văn tự sự : chủ yếu kể, tả và biểu cảm.
+ Đoạn văn thuyết minh : chủ yếu cung cấp tri thức, không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, nặng về tư duy khoa học.
Câu 3 (trang 62 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
- Một đoạn văn thuyết minh có thể gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể sắp xếp theo trình tư thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh…tùy đối tượng và mục đích thuyết minh.
II – VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
Câu 1 (trang 62 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du
* Mở bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Du.
* Thân bài:
- Giới thiệu về tiểu sử: Họ tên, bút danh khác, năm sinh, năm mất, quê; Gia đình, học vấn, cá tính, phẩm chất; Những yếu tố ảnh hưởng tới sự nghiệp văn chương.
- Sự nghiệp văn chương: Các tác phẩm chính; Giá trị nội dung; Giá trị nghệ thuật.
- Đóng góp và vai trò, vị trí của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc.
* Kết bài: Đánh giá về tác giả.
Câu 2 (trang 63 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
VD: Lựa chọn luận điểm về tiểu sử của Nguyễn Du để viết đoạn thuyết minh.
Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ra và lớn lên trong một gia đình phong kiến quyền quý giàu truyền thống khoa bảng và làm quan ở thành Thăng Long. Cha ông là Nguyễn Nghiễm quê ở Hà Tĩnh, mẹ là Trần Thị Tần quê ở Bắc Ninh. Cha mẹ mất sớm, Nguyễn Du ở với anh trai là Nguyễn Khản. Điều kiện gia đình quý tộc một mặt giúp Nguyễn Du sớm được dùi mài kinh sử mặt khác nhìn thấu rõ cuộc sống xa hoa, đặc biệt ám ảnh với hình ảnh những ca nhi, kĩ nữ tài sắc nhưng đau khổ. Năm 1783, ông đỗ tam trường và nhận một chức quan nhỏ ở Thái Nguyên. Sau khi nhà Nguyễn thay thế nhà Hậu Lê, từ 1789, Nguyễn Du bước vào cuộc đời gió bụi gian lao, về gần với cuộc sống của nhân dân với nhiều trăn trở. Thời gian này có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tài năng và bản lĩnh sáng tạo văn chương của ông, đặc biệt là giúp Nguyễn Du suy ngẫm về thân phận con người, mở rộng vốn sống và học hỏi ngôn ngữ dân gian. Năm 1802, ông chấp nhận ra làm quan cho nhà Nguyễn nhưng tư tưởng vẫn luôn băn khoăn vì tư tưởng “trung quân”. Trải qua nhiều chức quan dưới triều Nguyễn và nhiều lần đươc cử đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Du có thêm những trải nghiệm và khả năng nâng tầm khái quát vấn đề thân phận con người trong sáng tác tác văn chương
III – LUYỆN TẬP
Câu 2 (trang 63 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Giới thiệu về lăng Lê Thái Tổ
Năm Thuận Thiên thứ 6 (Quý Sửu - 1443) tháng 8 nhuận, ngày 22, Lê Thái Tổ mất, cùng năm ấy, ngày 23 tháng 10 táng ỏ Vĩnh Lăng. Lam Sơn Lăng được xây dựng trên vạt đất bằng phẳng ở phía nam chân núi Dầu, phía bắc điện Lam Kinh 50m, nằm trên trục bắc - nam giữa núi Dầu và núi Chứa, tạo thành thế "hậu chầm bắc sơn, tiền án nam sơn". Bên trái lăng có núi Ngũ Lâm và núi Hổ, bên phải có núi Hướng và núi Hàm Rồng tạo thành hai tay ngai với thế "long chầu hổ phục". Phía trước lăng khoảng l000m là sông Chu uốn cong, ôm lấy mặt tiền, dòng chảy từ phải sang trái tạo thành thế "tụ thủy".
Bố cục và phong cách xây dựng ở Vĩnh Lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên mà trang nhã. Ban đầu mộ đắp bằng đất hình khối vuông, xung quanh xây chèn bằng gạch, lâu ngày bị sạt lở, nay được xây lại bằng đá, mỗi cạnh 4,4m; cao lm.
Trước lăng có hai hàng tượng người và tượng các con vật bằng đá. Đứng đầu hai hàng tượng, ở vị trí gần lăng là hai pho tượng quan văn và quan võ. Kích thước của tượng nhỏ, phong cách dân gian. Kế tiếp là tượng bốn cặp con vật đối nhau theo thứ tự hai sư tử cách điệu như hai con lợn rừng, hai ngựa (không có yên), hai tê giác (không có bành) và hai con hổ ngồi hiền từ. Trước lăng là hương án bằng đá đặt bát hương và lễ vật. Giữa hai hàng tượng chầu là một lối đi rộng hơn hai mươi mét gọi là thẩn đạo.
Lăng Lê Thái Tổ là một di tích quý trong khu di tích Lam Kinh.