1. Tìm hiểu chung
a. Thể loại
- Kệ:
+ Thể văn Phật giáo, dùng để truyền bá giáo lí Phật pháp.
+ Kệ được viết bằng văn vần.
+ Nhiều bài kệ có giá trị văn chương như các bài thơ.
b. Hoàn cảnh sáng tác
- Đây là bài thơ kệ duy nhất còn lại của Mãn Giác và có lẽ sáng tác cuối năm 1096.
c. Nhan đề bài thơ
- Bài kệ của thiền sư Mãn Giác vốn không có nhan đề.
- Cáo tật thị chúng là nhan đề do người sau đặt.
d. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (4 câu đầu): quy luật cuộc sống.
- Phần 2 (còn lại): quan niệm nhân sinh cao đẹp.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
- Bài thơ thể hiện rất rõ lòng yêu đời với cái nhìn lạc quan của nhà thơ. Niềm yêu đời, niềm lạc quan tươi sáng ấy được thể hiện qua cách nói khẳng định, qua các hình tượng thiên nhiên mang vẻ đẹp tươi tắn, gợi lên sự cảm nhận về sự sống sinh sôi và bất diệt. Quy luật của cuộc đời là sinh – tử – sinh nhưng bài thơ mở đầu bằng “xuân tàn” và kết thúc bằng “một nhành mai” tươi. Đó là một cách nhìn lạc quan.
- Lời kệ được viết khi nhà thơ đau bệnh nhưng nó vẫn toát lên sự bình thản yêu đời, xuất phát từ một thể trạng tinh thần khoẻ mạnh, đầy bản lĩnh, đạt đến độ tự tại ung dung.
b. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh tương phản, giàu biểu tượng.
- Kết cấu chặt chẽ.