Đề 1 (trang 14 SGK Ngữ văn 11, tập 2)
* Mở bài: Giới thiệu về vai trò của cây cối trong việc bảo vệ môi trường sống.
* Thân bài:
- Giải thích ngắn gọn:
+ Môi trường sống là tất cả những gì bao quanh sinh vật mà ở đó, các yếu tố của môi trường trực tiếp/gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
+ Môi trường sống bao gồm đất, nước, khí quyển, sinh vật (thực vật, động vật, con người).
+ Cây cối là một phần quan trọng cấu thành nên môi trường sống và có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường sống.
- Vai trò của cây cối trong việc bảo vệ môi trường:
+ Cây cối là lá phổi của cả hành tinh, hút khí CO2 và cung cấp lượng khí oxi khổng lồ phục vụ sự sống của mọi sinh vật trên Trái Đất.
+ Điều hòa khí hậu, ngăn ngừa sự biến đổi nguy hiểm của khí hậu.
+ Ngăn khói, bụi, tiếng ồn, sóng âm hỗn tạp; Giữ đất, chống xói mòn và lũ lụt.
+ Cây cối là một phần quan trọng làm nên mĩ quan của hành tinh.
- Con người cần hành động để bảo vệ cây cối (cho ví dụ).
* Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của cây cối và liên hệ bản thân.
Đề 2 (trang 14 SGK Ngữ văn 11, tập 2)
* Mở bài: Giới thiệu về tác hại của ma túy đối với đời sống của con người.
* Thân bài:
- Nêu ngắn gọn về nguồn gốc của ma túy.
- Tác hại to lớn của ma túy đối với đời sống của con người:
+ Làm suy kiệt sức khỏe và giống nòi (tấn công hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ sinh dục…) và thường xuyên dẫn đến tử vong khi sử dụng quá liều hay sử dụng thời gian dài.
+ Việc nghiện hút ma túy, dùng chung bơm kim tiêm là một con đường phổ biến dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.
+ Việc nghiện hút làm suy kiệt kinh tế, dẫn đến tình trạng phạm pháp để có tiền sử dụng thuốc, vi phạm pháp luật, sống buông thả, thoái hóa nhân cách.
+ Người nghiện hút đánh mất lòng tin với người thân, tự hủy hoại tương lai, đánh mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
- Con người cần hành động để đẩy lùi và tiêu diệt tệ nạn nghiện hút ma túy (cho ví dụ).
* Kết bài: Khẳng định tác hại và hệ lụy lâu dài của ma túy với đời sống con người.
Đề 3 (trang 14 SGK Ngữ văn 11, tập 2)
* Mở bài: Giới thiệu kinh nghiệm học văn bằng sơ đồ tư duy.
* Thân bài:
- Nguồn gốc và khái niệm sơ đồ tư duy.
- Kinh nghiệm học văn bằng sơ đồ tư duy:
+ Xác định rõ mục tiêu của sơ đồ định thực hiện (tóm tắt tác phẩm/hệ thống hóa kiến thức/…).
+ Nắm rõ yêu cầu của sơ đồ tư duy: ngắn gọn, sinh động, trọng tâm, không quá cầu kì.
+ Chuẩn bị: các loại bút (bút bi, bút chì, bút màu, bút nhớ…), giấy A4/vở vẽ/vở ghi….
+ Cách làm: nắm chắc tác phẩm/vùng kiến thức à hình dung khung kiến thức chính định sơ đồ hóa à chọn từ khóa và các hình ảnh đơn giản liên quan để làm nổi bật à vẽ sơ đồ (từ trung tâm, triển khai thành các nhánh lớn nhỏ tương ứng với ý chính, ý phụ…) à kết hợp kiến thức với tư duy và trí tưởng tượng, sáng tạo.
+ Sử dụng và lưu trữ sơ đồ tư duy: rèn tư duy phân tích và tổng hợp khi dùng sơ đồ tư duy, học theo ý chính, tránh lối học vẹt, lưu trữ các sơ đồ thành file hoặc vào một quyển vở vẽ tránh thất lạc.
- Tác dụng của sơ đồ tư duy trong học văn (dễ thực hiện, dễ học, dễ nhớ, rèn tư duy tốt…).
* Kết bài: Khẳng định vấn đề và mở rộng, liên hệ.