Câu 1 (trang 40 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Ví dụ để minh họa:
+ Vay mượn nguyên kết cấu và ý nghĩa, chỉ Việt hóa về âm đọc: tâm, tài, mệnh, phúc, nhân dân, thủ tướng, văn chương, xã hội, công nghiệp, khổ tận cam lai,…
+ Rút gọn, đảo vị trí các yếu tố, đổi yếu tố, đổi nghĩa hoặc thu hẹp, mở rộng nghĩa: nhất cử lưỡng đắc → nhất cử lưỡng tiện, an phận thủ kỉ → an phận thủ thường,…
+ Sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt: bách chiến bách thắng → trăm trận trăm thắng; tọa thực băng sơn → miệng ăn núi lở; Nhân diện bất tri hà xứ khứ/Đào hoa y cựu tiếu đông phong (Thôi Hộ) → Trước sau nào thấy bóng người/Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông (Nguyễn Du)
+ Vay mượn yếu tố để cấu tạo từ mới, thành ngữ mới: cảm mến, bao gồm, bày biện, bình bầu, biến đổi, bồi đắp, kỳ lạ, sống động, khai cơ lập nghiệp,…
+ Chuyển đổi sắc thái tu từ: thủ đoạn (tiếng Hán có nghĩa là phương pháp, kĩ năng) sang tiếng Việt có nét nghĩa xấu, chỉ mưu mẹo, mánh khóe xấu xa.
Câu 2 (trang 40 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Ưu điểm chữ quốc ngữ:
+ Đơn giản, tiện lợi, dễ học, dễ sử dụng.
+ Có sự đối ứng chặt chẽ giữa chữ viết và ngữ âm, có quan hệ một đối một tức là một âm tiết ngữ âm tương ứng với một âm tiết chữ viết (trừ vài trường hợp).
+ Có khả năng ghi âm phong phú, đầy đủ, toàn diện các âm tiết của tiếng Việt
+ Phản ánh sinh động và tinh tế thông tin, tư tưởng, tình cảm của người Việt.
Câu 3 (trang 40 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Ví dụ minh họa:
+ Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây: lô-gis-tic, sin, , véc-tơ, ampe…
+ Vay mượn thuật ngữ khoa học – kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc: ngôn ngữ, phân giác, trung tuyến, bán dẫn, bất phương trình, bổ đề,…
+ Đặt thuật ngữ thuần Việt: đường tròn, góc nhọn, cà phê, cà vạt,…