II – TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học
Câu hỏi (trang 48 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a.
- Đoạn 1: Phương pháp thuyết minh được sử dụng là phương pháp nêu ví dụ và liệt kê.
- Đoạn 2: Phương pháp thuyết minh được sử dụng là phương pháp nêu định nghĩa kết hợp với phương pháp phân tích.
- Đoạn 3: Phương pháp thuyết minh được sử dụng là phương pháp dùng số liệu kết hợp với phương pháp so sánh.
- Đoạn 4: Phương pháp thuyết minh được sử dụng là phương pháp phân tích.
b.
- Đoạn 1: Các ví dụ được nêu ra có kèm theo cả những lời bình và phân loại đã có tác dụng làm nổi bật ý Trần Quốc Tuấn là người yêu nước khi ông khéo tiến cử cho đất nước nhiều người tài giỏi.
- Đoạn 2: Tác giả định nghĩa Ba – sô là thi sĩ…và phân tích lí do lấy bút danh là Ba – sô.
- Đoạn 3: Những số liệu khá mới mẻ về cấu tạo tế bào của con người đã được người thuyết minh khéo léo kết hợp trong những so sánh hấp dẫn khiến cho đoạn văn vừa gây được sự chú ý, vừa thuyết phục được người nghe.
- Đoạn 4: Phân tích bằng cách miêu tả lại các vật dụng và cách thức chơi trò hát trống quân.
2. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
Câu hỏi (trang 50 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a. Thuyết minh bằng cách chú thích
- Không thể coi câu văn “Ba – sô là bút danh” là câu được tác giả thuyết minh bằng cách định nghĩa. Thông tin “là bút danh” không đủ để nói lên được những đặc điểm, bản chất của Ba – sô.
- Tác giả sử dụng phương pháp chú thích.
- Phương pháp này có ưu điểm: linh hoạt, mềm dẻo và dễ sử dụng hơn.
- Ví dụ về phương pháp chú thích:
+ Hồ Chí Minh – người lãnh tụ vĩ đại, cả cuộc đời người đã hi sinh vì độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc.
+ Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại. Bằng tài năng văn chương của mình, ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm hay và có giá trị nghệ thuật cao.
b.
- Mục đích chính: Giải thích sự ra đời của bút danh Ba – sô.
Vì:
- Cả đoạn văn đều nhằm hướng đến câu chủ đề ở cuối đoạn.
- Đoạn văn trình bày theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, trong đó niềm say mê của Ba – sô với cây chuối là nguyên nhân, phần ra đời bút danh Ba – sô là kết quả.
⇒ Ấn tượng đẹp về con người và phẩm cách của người thi sĩ ấy
III – YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
Câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
- Việc sử dụng phương pháp thuyết minh (bao nhiêu phương pháp và phương pháp nào) phải do mục đích thuyết minh quyết định.
Câu 2 (trang 51 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
- Ngoài mục đích làm rõ sự vật, hiện tượng cần được thuyết minh, việc sử dụng phương pháp thuyết minh còn phải làm cho văn bản thuyết minh có khả năng gây hứng.
IV – LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đoạn văn đã cho là:
- Phương pháp chú thích
- Phương pháp phân tích giải thích
- Phương pháp nêu số liệu
=> Ngoài sự vận dụng các phương pháp thuyết minh trên tác giả còn sử dụng các yếu tố miêu tả hấp dẫn
Câu 2 (trang 52 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đây là bài luyện tập mang tính tổng hợp nhưng chủ yếu là lựa chọn và sử dụng phương pháp thuyết minh hợp lí, có hiệu quả. Để bài viết hay cần:
- Tìm tòi, học hỏi để có những hiểu biết chuẩn xác, đầy đủ về nghề truyền thống của quê hương. Đây là yêu cầu trước hết và quan trọng nhất vì không có hiểu biết gì thì không thể thuyết minh.
- Xác định mục đích thuyết minh.
- Vạch đề cương về nội dung thuyết minh.
- Lựa chọn các phương pháp thuyết minh phù hợp với từng nội dung như phương pháp định nghĩa, phương pháp nêu ví dụ để thuyết minh về những nghệ nhân nổi tiếng với nghề truyền thống của quê hương; phương pháp phân tích để thuyết minh về ý nghĩa, giá trị của nghề truyền thống trên lĩnh vực vật chất hoặc văn hoá; phương pháp nguyên nhân - kết quả để thuyết minh vì sao có nghề truyền thống ấy, ...