I. Sự khác nhau giữa làm thơ và viết văn
- Văn xuôi chủ yếu dựa vào “ý tại ngôn tại”.
- Thơ dựa vào “ý tại ngôn ngoại”.
-> “Ý tại ngôn tại” là ý trên mặt chữ, đọc chữ có thể hiểu luôn ý nghĩa câu văn, nhưng câu chữ trong thơ thì không thể hiểu nghĩa mặt chữ mà cần phải hiểu ý nghĩa ẩn sâu bên trong của nó.
II. Quan niệm của tác giả về những nhà thơ đích thực
- Nhan đề: “Chữ bầu lên nhà thơ”: là khẳng định vai trò của ngôn ngữ đối với nhà thơ. Ngôn ngữ góp phần: chuyên chở điệu hồn thi nhân; khẳng định tài năng, phong cách của người nghệ sĩ; tôn vinh vị thế nhà thơ. Bản chất của thơ là trữ tình. Tiếng lòng của nhà thơ chỉ có thể được vang lên, được hữu hình hóa thành câu chữ, âm thanh, nhịp điệu.
- Khẳng định việc sáng tác thơ là một việc làm đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu:
+ “Trời cho thì trời lại lấy đi. Những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi. Tôi rất biết những câu thơ hay đều kì ngộ, nhưng là kì ngộ kết quả của một thành tâm kiên trì, một đa mang đắm đuối, làm động lòng quỷ thần, chứ k phải may rủi đơn thuần”.
+ “Làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời”.
- Lấy dẫn chứng tên tuổi của những nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Xa-a-đi, Gớt, Ta-go và khẳng định tuổi tác của nhà thơ quyết định không phải đo ở tuổi trời mà ở nội lực của chữ.
–> Lao động thơ thực chất là lao động chữ nghĩa, đòi hỏi tài năng, sự sáng tạo và tâm huyết của nhà thơ.
III. Khẳng định lại quan điểm về con đường thơ
- “Con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ”.
- Tác giả khẳng định lại tầm quan trọng và sứ mệnh của một nhà thơ trong lao động chữ nghĩa. Nhà thơ phải sáng tác bằng cái tâm và cái tài, “đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ” để cho ra đời những tác phẩm thực sự có giá trị.