I. Tiểu sử - Cuộc đời Lưu Trọng Lư
- Lưu Trọng Lư (1911 – 1991) sinh tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại xuất thân nho học, thuở nhỏ ông học trường tỉnh rồi ra học tại trường Quốc Học Huế đến năm thứ ba và sau đó ra Hà Nội đi dạy tư, làm văn và làm báo.
- Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho Phong trào thơ mới.
- Năm 1933 – 1934 ông chủ trương mở Ngân Sơn tùng thư ở Huế
- Năm 1941 ông và thơ ông được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi Nhân Việt Nam.
- Sau Cách Mạng Tháng Tám – 1945 ông tham gia Văn Hóa Cứu Quốc ở Húê. Những năm kháng chiến chống Pháp ông tham gia hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên Khu IV.
- Sau 1954 ông công tác ở Bộ Văn Hóa và làm Tổng Thư Ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Năm 1957, ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
- Năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội.
II. Sự nghiệp văn học Lưu Trọng Lư
1. Tác phẩm chính
Các tác phẩm chính của ông: Tiếng thu (thơ, 1939), Người sơn nhân (tập truyện ngắn, 1933), Chiếc cáng xanh (truyện dài, 1941), Khói lam chiều (truyện dài, 1941), Toả sáng đôi bờ (thơ, 1959), Hồng Gấm, tuổi hai mươi tới rồi (kịch thơ, 1973), Bao la sầu (thơ, 1989).
2. Phong cách nghệ thuật
Trong phong trào Thơ mới, Lưu Trọng Lư được ghi nhận là một hồn thơ sầu mộng, ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, dễ gợi sự cảm động.
3. Giải thưởng
Lưu Trọng Lư đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn Học Nghệ Thuật năm 2000.