Phân tích chi tiết Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Bài 1 – Thơ hai-cư của Ba-sô

1. Vẻ đẹp trong mạch vận động của ý thơ

- Cấu 1: "Trên cành khổ - cành khổ" là hình ảnh gợi sự tàn lụi, tiêu điều.

- Câu 2: "cánh qua đậu .- chim quạ là hình tinh gợi nên vẻ cô quạnh, đơn độc, âm thầm.

- Câu 3: "chiều thu - gọi tên mùa

Ý nghĩa:

+ Hình ảnh trong hai câu thơ đầu giúp người đọc nhận ra chiều thu. Câu 3 là khoảnh khắc tâm trí nhận biết được điều đang xảy ra.

-> Trình tự diễn đạt từ câu 1 đến câu 3 là quy nạp; nếu đảo trật tự, bài thơ sẽ là sự minh họa cho mùa thu (diễn dịch).

=> Con đường nhân thức đi từ hiện tượng thơ cụ thể đến khái quát về mùa. Mạch thơ như dòng chảy tự nhiên nương theo tự nhiên mà hình thành. Đây là tinh thần thiền trong thơ hai-cư.

2. Vẻ đẹp của cấu trúc bài thơ

- Giữa các câu thơ không có phương tiện liên kết.

Trên cành khô

(có) cánh quạ đậu

-> Hai câu thơ miêu tả rõ vị trí đậu của cơn qua nhưng sẽ trở nên rườm rà. Hình ảnh con quạ không thể trở thành hình ảnh trung tâm sắc nét, cô đọng. Lời thơ thành đơn nghĩa.

-> Hình ảnh trung tâm là một nét chạm khắc chính xác, tập trung vào sự im lìm không vận động của con quạ. Từ đó, gợi ra không gian tĩnh lặng tuyệt đối.

- Tác giả không bộc lộ cảm xúc của mình trước hiện thực được nhắc đến mà bài thơ tác động vào cảm xúc của người đọc một cách tự do, phong phú, tùy vào khả năng cảm nhận của mỗi người.

3. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ

a. Màu sắc:

- Con quạ: màu đen.

- Không gian: chuyển dần sang màu đen vì buổi chiều thu đang buông xuống.

=> Tác giả không tả nhưng người đọc hình dung được màu sắc của không gian qua yếu tố thời gian. Đây là sự liên tưởng hợp lí, làm nên tính hàm súc của thơ.

=> Hình ảnh con quạ tương hợp với không gian nhưng không chìm lẫn vào nhau.

b. Trạng thái của cảnh và phẩm chất của người nghệ sĩ:

- Trạng thái của cảnh: tĩnh (con quạ đậu,.cành cây khô) trong khi cuộc sống luôn vận động.

-> Hình ảnh thơ là khoảnh khắc của đời sống được ghi lại.

- Phẩm chất của người nghệ sĩ:

+ Tâm hồn tinh tế.

+ Khả năng sống trọn vẹn với hiện tại.

+ Năng lực định tâm rất mạnh.

=> Toàn bộ bài thơ là một thoáng của mùa thu tịch mịch, u huyền, đưa tâm trí con người đi vào sự tĩnh tại tuyệt đối, có thể nắm bắt trọn vẹn một khoảnh khắc hiện tại.

=> Nhà thơ viết về không gian nhưng thực chất để nói về thời gian. Sống trọn vẹn, đủ đầy với thời gian hiện tại chính là điều tuyệt vời nhất mà con người cần hướng tới.

II. Bài 2 – Thơ hai-cư của Chi-ô

1. Vẻ đẹp trong mạch vận động của ý thơ

- Câu 1: “Ôi hoa triêu nhan” - Nhân vật trữ tình phát hiện ra hoa triêu nhan.

+ Nhấn mạnh hình ảnh trung tâm.

+ Bộc lộ cảm xúc ngỡ ngàng, hân hoan.

- Câu 2: "Dây gàu vương hoa bên giếng”

+ Miêu tả sự quấn quýt của dây gàu và hoa triêu nhan.

+ Một chút ngập ngừng, bối rối trong tâm trạng nhân vật trữ tình.

- Câu 3: "Đành xin nước nhà bên”. - Hành động ở câu này là kết quả của phát hiện trong hai câu thơ đầu.

-> Mạch vận động của ý thơ theo quan hệ nguyên nhân - kết quả.

(Quan niệm về duyên sinh, duyên khởi trong thiền tông).

2. Vẻ đẹp của cấu trúc bài thơ

- Câu 1 và câu 2 liên kết với nhau bởi phép nối chức năng, cú pháp (câu 1 tương đương với chức năng khởi ngữ cho câu 2), phép điệp (từ hoa).

- Câu 2 và câu 3 không có phương tiện ngôn ngữ để liên kết.

- Hiệu quả nghệ thuật:

+ Tạo ra sự tối giản.

+ Mở ra nhiều khoảng trống về nghĩa.

3. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ

- Hoa triêu nhan loài hoa dại có vẻ đẹp thanh nhã, dịu dàng.

- Dây gàu hình ảnh gợi vẻ thô ráp, xù xì, mộc mạc.

=> Cái thanh nhã và cái thô mộc quấn quýt, khác biệt nhưng hài hòa.

- Hình ảnh giếng:

+ Nơi nhân vật trữ tình đến lấy nước và phát hiện sự vấn vít của hoa triệu nhan trên dây gàu.

+ Không có giếng sẽ không có các chi tiết nghệ thuật khác, không có hành động ở câu 3.

- Câu 3: Đành xin nước nhà bên.

+ Nhân vật trữ tình không chạm đến dây gàu, muốn giữ nguyên trạng thái của hoa vương trên dây gàu.

+ Nhân vật trữ tình trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của hoa vương trên dây gàu.

-> Nhân vật trữ tình là người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, hòa ái. Đây là người thấu đạt chân lí: vạn vật đều cần được sống, được tôn trọng bởi tất cả đều cần nhau trong cuộc sống này. Không ai có thể vì quyền lợi của mình mà tàn hại loài khác.

=> Trong giây phút nhân vật trữ tình phát hiện nhành hoa triêu nhan vương dây gàu, tâm thức của người tràn ngập hoa, thế giới xung quanh cũng là một đóa hoa, bà nhìn thế giới bằng con mắt của bông hoa. Như vậy, việc xin nước nhà bên chính là biểu hiện của tình yêu thương vạn vật như chính mình.

=> Bài thơ mang dấu ấn của tính nữ: sự hiền hòa, dịu dàng, tinh tế mang màu sắc phụ nữ. Nét nhạy cảm, tinh thần từ bi trong bài thơ rất ấm áp, tràn đầy vẻ đẹp thiên tính nữ.

III. Bài 3 – Thơ hai-cư của Ít-sa

1. Vẻ đẹp trong mạch vận động của ý thơ

- Câu 1: “Chậm rì, chậm rì”

.+ Câu thơ có định dạng của kiểu câu đặc biệt.

+ Câu thơ đem đến một đặc điểm: chậm.

- Câu 2: “Kìa con ốc nhỏ - không chỉ gọi tên mà còn miêu tả đặc điểm của con ốc: nhỏ.

- Câu 3: Trèo núi Phu-gi (Fugi) - tổng kết các thông tin ở 2 câu đầu về điểm kết tụ: hành động của con ốc.

-> Trong ba bài thơ, đây là bài duy nhất miêu tả cụ thể đối tượng.

- Mạch ý của bài thơ theo trình tự quy nạp, đi từ phát hiện đến nhận định.

+ Phát hiện đầu tiên là tốc độ chậm rì.

+ Tiếp theo là hình ảnh con ốc nhỏ.

+ Nhận định cuối cùng là việc con ốc bò lên núi Fugi.

2. Vẻ đẹp của cấu trúc bài thơ

- Câu 1: “Chậm rì, chậm rì”

+ Đóng vai trò như trạng ngữ cho câu 2, 3.

+ Biện pháp điệp nhấn mạnh, đặc tả tốc độ bò rất chậm, đều đều, đủng đỉnh, kiên nhẫn của con ốc.

-> Câu 1 liên kết cả ba câu thơ thành một chỉnh thể, vừa diễn tả nội dung, vừa đánh dấu cảm

xúc.

- Câu 2: “Kìa con ốc nhỏ: chủ ngữ.

+ Miêu tả chủ thể của hành động.

+ Đặc điểm nổi bật của chủ thể là con ốc nhỏ.

+ Sự thích thú khi phát hiện ra hình ảnh con ốc bò lên núi Fugi

Câu 3: “Trèo núi Phu-gi (Fugi): vị ngữ.

+ Miêu tả hành động của chủ thể.

+ Khắc họa khoảnh khắc nhà thơ phát hiện ra một sự kiện của đời sống.

- Cầu 1: “Chậm rì, chậm rỉ: trạng ngữ.

- Câu 2: “Kìa con ốc nhỏ: chủ ngữ.

- Câu 3: “Trèo núi Phu-gi (Fugi): vị ngữ.

-> Ba câu thơ kết nối với nhau thành một cấu trúc ngữ pháp hoàn chỉnh. Cấu trúc này rất phù hợp để diễn tả hành động.

=> Các yếu tố cảm xúc bộc lộ cái tôi trữ tình tác giả.

3. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ

- Con ốc nhỏ, một sinh vật yếu ớt, nhỏ bé, chậm chạp, vốn không có gì để quan tâm, chú ý. Núi Fuji ngọn núi cao nhất, tuyệt đẹp và được xem là núi thiêng ở Nhật Bản.

- Trèo núi Fuji hoạt động mang tính thanh tẩy, thử thách, có ý nghĩa tâm linh đối với người Nhật. Hành trình leo núi đỏi hỏi sức khỏe, sự tập trung, ý chí kiên định.

=> Hình ảnh thơ cho thấy mọi sinh linh trong thế gian này đều có sự sống riêng, ước mơ riêng đáng được trên trọng

=> Hình ảnh thơ cho thấy mọi sinh linh trong thế gian này đều có sự sống. riêng, ước mơ riêng đáng được trân trọng.

+ Hành trình của con ốc nhỏ trèo núi Fugi có vẻ hoang đường và vô vọng nhưng bản thân con ốc không ý thức về điều đó, nó chỉ trèo miệt mài, nhẫn nại, chậm rãi, bình thản.

+ Nhà thơ khâm phục con ốc nhỏ bé mà dũng cảm, một mình nhẫn nại đi trên hành trình đã chọn.

-> Trong hình hài nhỏ bé của con ốc là vẻ đẹp của tâm thể sống lớn lao, cao cả, sự tự do tinh thần đáng ngưỡng mộ.

4. Khám phá các tương quan trong bài thơ

- Tương phản:

+ Con ốc nhỏ - núi Fugi: cái cực tiểu và cái cực đại.

+ Mục tiêu tỏ lớn và khả năng thực hiện rất thấp, hành trình thực hiện có vẻ đầy hoang tưởng và vô vọng.

- Tương đồng:

+ Thời gian (trèo núi) rất dài và không gian vô cùng rộng lớn.

+ Sự điềm tĩnh, thảnh thơi, chậm rãi của con ốc và sự thư thái, tập trung vào khoảnh khắc hiện tại của nhà thơ.