Câu 1 (trang 121 SGK KNTT Ngữ Văn 10, tập 1)
Đề bài: Lập bảng tổng hợp những đặc trưng của sử thi được thể hiện trong hai đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác và Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời trên các phương diện: nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian, người kể chuyện.
Phương pháp giải:
- Ôn lại kiến thức về đặc trưng của thể loại sử thi
- Đọc kĩ hai văn bản, nắm được cốt truyện, các ý chính, nhân vật bối cảnh và đối chiếu với các đặc trưng của thể loại sử thi để tìm ra điểm đặc trưng được thể hiện trong văn bản của thể loại này
Lời giải chi tiết:
Bảng tổng hợp những đặc trưng của sử thi được thể hiện ở hai đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác và Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời
Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác |
Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời |
|
Nhân vật |
Người anh hùng chiến đấu vì lý tưởng và lợi ích dân tộc |
Người anh hùng theo đuổi khát vọng |
Cốt truyện |
Dựa trên tình huống, bi kịch của Héc-to khi phải lựa chọn giữa cá nhân và dân tộc => sư kiện trọng đại |
Đăm Săn muốn Nữ Thần Mặt Trời trở thành vợ thứ của mình nên đã lên đường đến tìm nàng nhưng không được chấp thuận, khi trở về gặp nạn và chết => biến cố của nhân vật khi theo đuổi một mong muốn vượt quá khả năng |
Không gian |
Cuộc chiến vây hãm thành Tơ-roa của quân Hy Lạp bước sang năm thứ mười chưa phân thắng bại => hình tượng hào hùng |
Khung cảnh làng Ê-đê mà Đăm Săn là người tù trưởng giàu mạnh => dân tộc ít người, thể hiện văn hóa cộng đồng |
Thời gian |
Thời kì cổ đại |
|
Người kể chuyện |
Ngôi thứ ba |
Câu 2 (trang 121 SGK KNTT Ngữ Văn 10, tập 1)
Đề bài: Tìm đọc thêm các tài liệu viết về Hy Lạp và Ấn Độ thời cổ đại. Tóm tắt nội dung chính và trích dẫn những thông tin quan trọng trong các tài liệu, có sử dụng cước chú.
Phương pháp giải:
- Tìm hiểu một số tài liệu về Hy Lạp và Ấn Độ
- Nắm được nội dung tài liệu và phân loại được các cước chú sử dụng trong văn bản
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự tìm đọc
Câu 3 (trang 121 SGK KNTT Ngữ Văn 10, tập 1)
Đề bài: Tập thuyết trình về một vấn đề văn hóa, lịch sử Tây Nguyên và lắng nghe phản hồi của bạn về bài thuyết trình của mình.
Phương pháp giải:
- Tìm hiểu một số hội thảo về văn hóa, lịch sử Tây Nguyên
- Nêu suy nghĩ của em về bài thuyết trình (có thể là ý nghĩa, kết quả hoặc cảm nhận thích hay không thích) về bài thuyết trình.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự liên hệ, thực hành
Câu 4 (trang 121 SGK KNTT Ngữ Văn 10, tập 1)
Đề bài: Đọc thêm các tác phẩm văn học hiện đại mang âm hưởng sử thi hoặc lấy cảm hứng từ các nhân vật, sự kiện, địa điểm trong sử thi (Ví dụ: Bài ca chim Chơ-rao của Thu Bổn, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm,…) và nhận xét về ảnh hưởng của thể loại sử thi trong văn học Việt Nam hiện đại.
Phương pháp giải:
Tìm đọc các tác phẩm mang âm hưởng sử thi, dùng lý thuyết về đặc điểm của sử thi soi chiếu vào tác phẩm để nhận thấy những ảnh hưởng của sử thi trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
* Đặc trưng của sử thi được thể hiện trong Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm:
- Sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp
- Kể về những biến cố diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân: quá trình hình thành và phát triển của đất nước gắn với những quan niệm của nhân dân
- Thể hiện quá trình vận động của dân tộc Việt qua lịch sử đất nước bốn nghìn năm
* Đặc trưng của sử thi thể hiện trong Đất nước – Nguyễn Đình Thi:
- Sử dụng ngôn từ có vần, nhịp
- Hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian
- Thể hiện quá trình vận động của đất nước trong chiến tranh, lịch sử của cộng đồng: “trời thu thay áo mới”, “trời xanh đây là của chúng ta”, “những cánh đồng… phù sa”, “năm xưa”, “những ngày thu đã xa”, “những buổi ngày xưa”
* Ảnh hưởng của sử thi trong văn học Việt Nam hiện đại: thể loại sử thi đã ảnh hưởng tới văn học Việt Nam hiện đại cả về nội dung và nghệ thuật ở nhiều phương diện như:
- Ngôn từ
- Sử dụng nhiều chất liệu dân gian trong sáng tác
- Cách lựa chọn thể loại
- Cách xây dựng nhân vật
- Cách lựa chọn nội dung và đối tượng trữ tình trong văn bản: đối tượng thường là người anh hùng, chiến sĩ; hình tượng đất nước trải qua khó khăn, máu lửa chiến tranh