Phân tích chi tiết Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Nhân vật Huấn Cao

- Huấn Cao được lấy nguyên mẫu từ Cao Bá Quát - một con người lỗi lạc thời trung đại.

-  Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa:

+ Là người có “tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp”. Hơn thế mỗi con chữ của Huấn Cao còn chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành cả đời người.

+ “Có được chữ ông Huấn là có được báu vật ở đời”.

⇒ Ca ngợi nét tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình: kính trọng những con người tài hoa tài tử, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc

- Là anh hùng có khí phách hiên ngang

+ Thể hiện rõ nét qua các hành động: dỗ gông, thản nhiên nhận rượu thịt

+ Trong mọi hoàn cảnh khí phách hiên ngang ấy vẫn không thay đổi

- Là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả

+ Quan niệm cho chữ: trừ chỗ tri kỉ ngoài ra không vì vàng bạc châu báu mà cho chữ

+ Đối với quản ngục:

. Khi chưa hiểu tấm lòng quản ngục Huấn Cao cho hắn là kẻ tiểu nhân tỏ ra khinh biệt " Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn từ có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa".

. Khi nhận ra tấm lòng quản ngục Huấn Cao không những cho chữ mà còn coi quản ngục là tri âm tri kỉ.

⇒ Huấn Cao là hình tượng của vẻ đẹp uy nghi giữa tài và tâm của người nghệ sĩ, của bậc anh hùng tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang.

II. Tình huống truyện đặc biệt

1. Tình huống truyện là gì?

– Là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. Theo Nguyễn Minh Châu, “tình huống truyện là lát cắt của đời sống mà qua đó ta thấy được cả trăm năm của loài thảo mộc”.

2. Tình huống truyện Chữ người tử tù:

– Đó là cuộc gặp gỡ kì lạ đầy éo le, trớ trêu giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Trớ trêu thay trên bình diện xã hội, Huấn Cao và quản ngục là những kẻ đối địch nhau, là kẻ thù của nhau. Trên phương diện tài hoa, nghệ sĩ, họ lại là những người bạn tri âm, tri kỉ của nhau. Một người là nghệ sĩ, sáng tạo cái đẹp; một người biết thưởng thức và trân trọng cái đẹp. Một người khí phách hiên ngang, cứng cỏi đỉnh thiên lập địa; một người ngưỡng mộ khí phách, biết “biệt nhỡn liên tài”.

– Đó là một cuộc gặp gỡ kì lạ: không gian diễn ra cuộc gặp gỡ là chốn ngục tù, ẩm thấp, bẩn thỉu. Thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ cũng rất ấn tượng: đó là những ngày cuối cùng của người tử tù trước khi bị giải về kinh chịu án chém.

3. Ý nghĩa của tình huống truyện:

- Góp phần làm tăng kịch tính của tác phẩm: cuộc gặp gỡ éo le tưởng chừng như đối lập nhưng được mở nút bằng cảnh cho chữ – “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Đó là một cảnh tượng thiêng liêng bi tráng: người tù viết chữ trong tư thế: “cổ đeo gông chân vướng xiềng”; không gian nhà tù ẩm thấp, bẩn thỉu lại là nơi cái đẹp thăng hoa, cái tâm và cái tài lên ngôi; Huấn Cao lồng lộng uy nghi toả sáng bao nhiêu, bóng dáng của quản ngục, thơ lại càng bé nhỏ bấy nhiêu. 

- Góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm: khẳng định sự bất tử của cái đẹp, sự tất thắng của cái chân, cái thiện, cái mĩ trong cuộc đối đầu với những gì xấu xa, tăm tối, độc ác. Thông điệp nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm qua tình huống truyện là thông điệp về sức mạnh cảm hóa kì diệu của nghệ thuật, của cái đẹp “Cái đẹp cứu rỗi nhân loại”

- Góp phần bộc lộ tính cách nhân vật: nhân vật Huấn Cao vừa hiên ngang, dũng liệt vừa tài hoa nghệ sĩ lại giữ được thiên lương trong sáng, lành vững. Quản ngục cũng hiện lên là một người có khí phách, biết “biệt nhỡn liên tài”, trân trọng tài năng và khí phách. Thấp thoáng đâu đó trong bóng dáng của Quản ngục có bóng dáng của nhân vật Tống Giang trong Thuỷ Hử của Thi Nại Am, trọng nghĩa khí, mến tài hoa.

- Thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: một người nghệ sĩ tài hoa, đầy cá tính, luôn tìm tòi, khám phá cái đẹp, cái đẹp độc đáo, phi thường nhưng vẫn mang giá trị nhân văn sâu sắc. 

III. Vẻ đẹp các nhân vật

1. Vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao

a. Huấn Cao là người tài hoa, nghệ sĩ – tài viết chữ đẹp

– Giải thích về tài viết chữ đẹp – chữ thư pháp trong nền văn hóa truyền thống: đó là một thú vui, một nét đẹp trong văn hóa của dân tộc từ ngàn đời, cần được bảo tồn, gìn giữ.

– Biểu hiện tài viết chữ đẹp của Huấn Cao được thể hiện gián tiếp, thông qua:

+ Lời bình luận, lời khen, sự ngưỡng mộ của viên quản ngục và thầy thơ lại “Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó phải không?”

+ Ước muốn, nguyện vọng có được câu đối do ông Huấn viết để treo trong nhà của viên quản ngục “Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm… Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”

b. Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, bất khuất

–  Huấn Cao là một kẻ “chọc trời khuấy nước”, khiến bọn binh lính nơi ngục tù phải sợ “Xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn.”

– Trước cửa ngục tù, Huấn Cao không những không run sợ, lo lắng, sợ hãi mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình qua hành động “dỗ gông”: “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt.”

– Trong ngục tù, Huấn Cao không những không sợ, không quy phục viên quan coi ngục mà còn ung dung nhận phần rượu thịt mà viên quan coi ngục mang cho, thậm chí, còn tỏ rõ thái độ của mình đối với viên quan coi ngục “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây.”

c. Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp

– Huấn Cao không bao giờ vì vàng bạc hay quyền lực mà cho chữ “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ.

– Cảm kích trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quan coi ngục và quyết định cho ý chữ ở ngay chốn ngục tù Nào đâu có biết một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.”

– Huấn Cao không chấp nhận sự thiếu rạch ròi, sự lẫn lộn giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái ác với cái thiện: thể hiện rõ qua lời khuyên của Huấn Cao đối với viên quản ngục.

2. Vẻ đẹp nhân vật quản ngục

a. Tấm lòng biệt nhỡn liên tài

– Nói về kẻ tử tù với một thái độ kính trọng không che giấu “Tôi nghe …rất đẹp đó không?”

– Trong những ngày Huấn Cao trong ngục, quản ngục luôn bày tỏ thái độ nghiêm kính khiêm nhường.

– Dũng cảm biệt đãi Huấn Cao trong những ngày cuối cùng ngay cả khi bị Huấn Cao coi thường, khinh bỉ:

+ Mong muốn: “Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại”

    + Sai người đem rượu và đồ nhắm đến cho Huấn Cao vì sợ trong buồng giam lạnh.

    + Khép nép bày tỏ: Biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều

    + Sau sự tức giận của Huấn Cao, quản ngục vẫn giữ sự đối đãi như thế

– Cảm thấy tiếc nuối khi biết Huấn Cao sắp phải từ giữ cõi đời: “Bấy nhiêu …vũ trụ”.

=> Thái độ và hành động của quản ngục cho thấy đây là con người có tấm lòng biêt nhỡn liên tài, có thiên lương.

b. Sự khát khao và trân trọng cái đẹp

– Quản ngục trước kia là người đèn sách bồi đắp “thiên lương” nảy nở tốt đẹp ⇒ Quản ngục yêu đến say mê cái đẹp.

– Khát khao cái đẹp: mong ước của ông là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối” do chính tay Huấn Cao viết.

- Sự khát khao và niềm trân trọng cái đẹp trong quản ngục mãnh liệt, ông có thể bất chấp cả tính mạng và địa vị, mong sao có được mấy chữ của ông Huấn.

– Biết tính ông Huấn “vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ” ⇒ lo lắng nếu như không xin được chữ ông Huấn trước khi bị hành hình thì “ân hận suốt đời mất”

=> Chỉ có một người trân trọng cái đẹp đến tột cùng mới có những lo sợ khi khồn xin được chữ Huấn Cao như vậy thôi

=> Sở nguyện cao quý cho thấy quản ngục là con người biết quý trọng nâng niu cái đẹp.

=> Tấm lòng biệt nhỡn liên tài và niềm khát khao cái đẹp được kết tinh trong cảnh cho chữ, càng khẳng định quản ngục là “một thanh âm trong trẻo”

IV. Cảnh cho chữ - cảnh tượng xưa nay chưa từng có

- Không gian: ngục tối ẩm ướt, bẩn thỉu.

- Thời gian: đêm khuya.

- Người cho chữ và người xin chữ:

+ Người cho chữ là tử tù, người xin chữ là quản ngục.

+ Người cho chữ mất tự do cổ đeo gông chân vướng xiềng nhưng vẫn hiên ngang, chủ động trong khi quản ngục - người xin chữ khúm núm, bị động.

+ Tử tù lại là người khuyên quản ngục.

- Sự hoán đổi ngôi vị:

+ Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao: cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.

+ Tác dụng: cảm hóa con người.

=> Điều lạ lùng ở đây không chỉ là thú chơi chữ tao nhã, thanh cao được thể hiện ở nơi tối tăm bẩn thỉu, người trổ tài là kẻ tử tù mà đặc biệt hơn là trong chốn lao tù tối tăm ấy cảnh cho chữ là sự thăng hoa của cái tài, cái đẹp, người tử tù sắp chết lại cảm hóa được viên quản ngục. Chính những điều này đã tạo nên hào quang rực rỡ, bất tử cho hình tượng Huấn Cao.

Câu hỏi trong bài