Nói và nghe: Lắng nghe và phản hồi nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu (Báo cáo kết quả nghiên cứu)

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Khái niệm Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu

Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu là lắng nghe và góp ý, phản hồi nội dung của bài thuyết trình về kết quả nghiên cứu nào đó.

II. Yêu cầu Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu

- Hiểu rõ mục đích viết của tác giả có báo cáo nghiên cứu được thuyết trình.

- Nắm bắt đúng và đánh giá được nội dung chính của bài thuyết trình.

- Nắm bắt đúng và đánh giá được đặc điểm cấu trúc của bài thuyết trình cũng như quá trình viết, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu của tác giả.

- Hiều và nhận xét được cách tác giả sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, hình ảnh, số liệu, sơ đồ, bảng biểu, khi thuyết trình về kết quả nghiên cứu.

- Thể hiện thái độ trân trọng tác giả của báo cáo nghiên cứu và kết quả mà tác giả đã đạt được.

III. Hướng dẫn quy trình nói khi Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu

1. Chuẩn bị nói và nghe

a. Chuẩn bị nói

- Khi thuyết trình, dựa trên văn bản đã soạn, cần nêu rõ vấn đề nghiên cứu, các luận điểmchính được đề xuất, những bằng chứng và lí lẽ đã sử dụng để làm rõ hệ thống luận điểm, đặc biệt cần nhấn mạnh những phát hiện mới về vấn đề. 

b. Chuẩn bị nghe

- Bạn cần tìm hiểu trước về tên của bài thuyết trình kết quả nghiên cứu, cũng là vấn đề sẽ được trình bày để có định hướng nghe phù hợp. Cần hình dung hướng triển khai của chính mình để dễ nhận ra nét riêng trong cách giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu mà tác giả bài thuyết trình đã thực hiện. 

- Viết lại những điều bạn đã biết và muốn biết dựa trên Sơ đồ K – W–L:

K (What we know)

(Điều bạn đã biết)

W (What we want to learn)

(Điều bạn muốn biết)

L (What we learned)

(Điều bạn đã học)

     

2. Thực hành nói và nghe

Người nói

Người nghe

- Mở đầu: nêu vấn đề nghiên cứu và lí do chọn vấn đề đó, trình bày ngắn gọn về cách thức và quá trình thực hiện công việc nghiên cứu.

- Triển khai: dựa vào văn bản báo cáo kết quả nghiên cứu để trình bày tóm tắt các luận điểm, thông tin chính có trong công trình nghiên cứu, kết hợp với việc trình chiếu PowerPoint

- Kết luận: khái quát lại những kết quả nghiên cứu chính, khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu và gợi mở những hướng tiếp cận mới.

- Nắm bắt được mục đích nghiên cứu của người thuyết trình.

- Nhận biết cấu trúc của bài thuyết trình kết quả nghiên cứu. Khi lắng nghe thuyết trình, nên ghi lại các từ khoá, dùng một số kí hiệu thông dụng để đánh dấu các luận điểm lớn, luận điểm nhỏ và mối quan hệ giữa chúng.

- Theo dõi và đánh giá được tác dụng tích cực các hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, động tác hình thể mà tác giả.

- Phát hiện các tư liệu, bằng chứng chưa đủ độ tin cậy trong bài thuyết trình.

3. Trao đổi

a. Người nghe

Sau khi lắng nghe một cách tích cực nội dung bài thuyết trình, bạn có thể phản hồi lại bằng cách:

- Đặt các câu hỏi với thái độ tìm hiểu chân thành đề nghị người thuyết trình làm rõ thêm một số vấn đề trong nội dung bài thuyết trình.

- Phản biện những điểm còn mơ hồ, mâu thuẫn, thiếu chính xác trong bài thuyết trình với thái độ xây dựng: chỉ ra những lỗi về lập luận, đối chiếu các dữ liệu được trình bày với các dữ liệu từ các nguồn thông tin khác để giúp người nói chỉnh sửa và hoàn thiện bài thuyết trình.

- Đánh giá khái quát về nội dung bài thuyết trình và sự thuyết trình, chỉ ra được những điểm tích cực và điểm chưa hợp lí.

- Trình bày góc nhìn, cách kiến giải khác về vấn đề được bài thuyết trình đề cập.

b. Người nói

- Tiếp nhận ý kiến, phản hồi và trao đổi với các thành viên khác trong nhóm, lớp với thái độ cầu thị.

- Để tự đánh giá và đánh giá được một cách khách quan, toàn diện về bài thuyết trình, có thể tham khảo các tiêu chí và nội dung đánh giá trong bảng sau đây:

STT

Tiêu chí

Nội dung đánh giá

Kết quả

Đạt

Chưa đạt

1

Nội dung thuyết trình

Vấn đề thuyết trình thú vị và có ý nghĩa, giúp người nghe có thêm hiểu biết mới.

   

2

Thông tin về quá trình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu chính được thuyết trình rõ ràng, mạch lạc.

   

3

Bài thuyết trình có đủ ba phần: Mở đầu, Triển khai, Kết luận.

   

4

Cách thuyết trình

Người nói có phong thái tự tin, diễn đạt lưu loát, truyền cảm.

   

5

Các phương tiện hỗ trợ (PowerPoint, hình ảnh minh hoạ, bảng biểu,...) được sử dụng hiệu quả.

   

6

Sự tương tác

Người nói tương tác tích cực với người nghe khi thuyết trình.

   

7

Người nói có tinh thần cầu thị khi trao đổi, đối thoại với người nghe.